Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Khoảnh khắc Sài Gòn chạng vạng

Khoảnh khắc Sài Gòn chạng vạng

Bạn đọc Nguyễn Thế Dương vừa hoàn thành chùm ảnh "10 khoảnh khắc Sài Gòn chạng vạng. Đây là một hạng mục trong dự án: "I-LOVE-SAIGON" của Dương, nhằm quảng bá một Sài Gòn phát triển rất nhanh và càng ngày càng đẹp hơn, chia sẻ cùng độc giả.

Khoảng khắc chạng vạng (trực trạng, twilight, after sunset) thường trôi qua rất nhanh, dường như sau mỗi phút ánh sáng lại đổi khác & rất biến hóa: từ mây trời, nhiệt độ màu và độ sáng, cho nên bầu trời luôn có những màu sắc kỳ lạ & huyền bí.
Góc chụp: Q.Thủ Thiêm, gần bến phà, thời gian chụp: 18h15
Tòa nhà Vincom Center (sân thượng) nhìn về phía Nam, thời gian chụp: 18h4

                    Tòa nhà BFT (tầng 45) nhìn về phía Tây, lúc 18h36

Tòa nhà BFT (tầng 45) nhìn về phía Tây Nam, lúc 18h30
Tòa nhà Vincom Center (sân thượng) nhìn về phía Bắc, lúc 17h54
Tòa nhà HAVANA (sân thượng) nhìn về phía Đông, lúc 17h55
Cầu Thủ Thiêm nhìn về Tây Nam, lúc 18h8
Chân tháp BFT, lúc 17h41
Tầng 13 Diamond Plz, chụp tòa nhà sailing Tower, lúc 17h41
Trên cầu Thủ Thiêm, lúc 18h20

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Bí cắp để trở thành "siêu đạo chích" -Thu được từ K20 huyền thoại giấu mặt

     Vâng ,đó là bí cắp mà bộ phim "K20 huyền thoại giấu mặt" đã đề cặp.Tuy nhiên,trước hết hãy nói về từ "đạo chích " và "siêu đạo chích".
     Đạo chích :tất nhiên là ăn trộm rồi.Và từ này chỉ dành cho những kẻ bẩn thiểu, tép riu sống tận cùng xã hội và thường họ không có lựa chọn nào khác.
     Siêu đạo chích: thực tế không có khái niệm này ,nó được cường đại trong những thế giới không thật và được du nhập vào việt Nam qua dịch thuật truyện Conan -Thám tử lừng danh của tác giả Gosho Aoyama.Nhân vật trong đó là Kid 1412 với biệt tài siêu trộm .Kế đến là "Thám tử Kindaichi"-lần này nhân vật siêu trộm lại là nữ.
    Tuy nhiên, có lẽ người dịch truyện Conan -Thám tử lừng danh có lẽ là còn trẻ hoặc không mê kiếm hiệp hoặc cả 2.Đối với tôi ,từ "siêu đạo chích" rất tầm thường.Bởi vì cái bóng quá lớn trước đó chính là Sở Lưu Hương.Vâng ,anh ấy du nhập từ Trung Quốc với biệt danh Đạo Soái Sở Lưu Hương viết bởi Cổ Long.Vâng, 1 tiếng nữa, Cổ Long cũng chẳng dám dùng từ "super" cho anh ấy.Tất nhiên ,anh ấy khác với những nhân vật khác.Có lẽ nên viết về anh ta sau.
    Tất cả những nhân vật đó đều được truyền bí cắp để trở thành trộm .Và do đó , ta biết rằng bí cắp ấy được viết bởi những người không phải là trộm ( do đó đừng ai hồ đồ mà luyện ).
    Nội dung mà tôi nhận được trong phim như sau:
  1. Đầu tiên mua 1 bản đồ ,chọn 1 điểm và vẽ 1  đường thẳng, sau đó chạy chính xác theo con đường thẳng đó.nếu có chướng ngại thì vượt qua nó ,không kể phải đối mặt với cái gì,phải đi theo 1 đường thẳng.Đó là kỹ năng để chạy thoát và ăn trộm.Đó là quy tắc cơ bản để trở thành siêu đạo chích
  2. Nghệ thuật cải trang:hóa trang không phải là hóa trang,hóa trang là trở thành hạt thóc giữa muôn vàng hạt vừng ,hay là trở thành hạt vừng giữa muôn vàng hạt giống.Hòa trộn vào chúng cho đến khi bạn vô hình.Trong 1 chiếc blue trắng và 1 chiếc cặp đen,bạn sẽ trở thành bác sỹ …và khi bạn thay đổi diện mạo của mình cho đến khi không còn chút gì giống với bạn thì bạn chính là chuyên gia cải trang rồi đó
Còn vài mánh khóe nữa như: để tìm ra nơi cất giấu vật cầm trộm có thể nói với họ rằng vật đã bị trộm ,họ chắc chắn sẽ kiểm tra lập tức ... và ta đã biết nơi giấu.Tất nhiên những gì được viết là đã được public và nếu muốn biết những gì chưa public thì hãy nói với tôi.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Xã hội -:-có nhiều mặt ...

Những nỗi khổ của con nhà giàu

Vừa đọc xong bài về "Những người mới tập... giàu" của bạn Trúc Quỳnh ở Đan Mạch, mình đang uống cốc trà bỗng nhiên buồn buồn bỏ xuống. Chắc mình cũng nên viết ra một chút uất ức để những người như bạn nhìn được sự việc từ hai phía.

Sáng sớm hôm nọ lên mạng thấy bài báo về nơi có bán bát phở 750.000 đồng, mình ước ao được phi ngay về Việt Nam cùng ba mẹ đi ăn thử. Lần nào mẹ đi ăn phở cũng cười rất tươi: "Lâu lắm rồi mới ăn phở thế này con nhỉ!". Vậy mà từ khi biết trong phở có đủ thứ chất điều vị, phụ gia độc hại, thịt cũ, phooc-môn... cả nhà tôi chỉ còn quây quần bên mâm cơm nhà. Đến hôm nay biết được nơi bán bát phở thật sự chất lượng và hợp vệ sinh, nhưng chưa kịp xỏ dép vào thì đã bị "tát" ngay vào mặt: "Đồ trọc phú! Tiền đấy để làm từ thiện!"

Để tôi kể thêm cho các bạn về nỗi khổ của tôi, và một ít của ba mẹ tôi:
Nhà tôi thì cũng mới "giàu" vài năm trở lại đây thôi, nhưng trước kia thì cũng thuộc hàng khá giả. Vậy cho nên từ ngày đầu vào cấp 2, tôi đã được "tặng" cho cái biệt danh là "thằng công tử bột". Lý do là vì tôi mặc một cái áo ấm rất đẹp mẹ mua cho từ Pháp. Và tôi bị cô lập.
Mỗi khi bị điểm thấp hơn 8, cô giáo/ thầy giáo hay gọi tôi là "thằng nhà giàu mà vô dụng", "cái thứ này chỉ ăn bám bố mẹ chứ có ra gì", hay "mày tưởng mày có tiền là mày hơn người ta sao?". Và tôi chỉ im lặng, im lặng, và im lặng. Im lặng với hạnh kiểm tốt trong học bạ. Im lặng với bịch khăn giấy, một cách ủy mị. Bạn bè cười khoái trá. Thầy cô hả hê.
Đóng tiền quỹ hàng tháng: tôi chẳng bao giờ khất hẹn. Mặc dù ba mẹ cũng chỉ cho tôi 5 nghìn mỗi ngày đi học thôi, nhưng mỗi khi thu không đủ tiền, tổ trưởng lại la lên "X cho A/B/C mượn tiền đi! Lát phải nộp rồi!". Vẫn chỉ biết im lặng, và sẽ nhận được câu nói: "Giàu mà keo!".
Hè về Việt Nam chơi. Tôi ra chợ mua vài thứ nấu cho ba mẹ một bữa cơm. Cũng chỉ mặc Calvin Klein - rất đơn giản và kín đáo. Nhưng chắc là con trai đi chợ, nên các thứ cũng đội lên theo chiều cao của con trai: chanh 8.000, tỏi 8.000 đồng... Nghĩ bụng bảo thôi kệ, cho họ, chiều muộn mà vẫn phải ngồi bán. Tội nghiệp. Vừa quay đi vài bước thì lại những câu quen thuộc: "Gớm! Giàu lắm á mày!". Giấu mặt ở trên này, tôi nói dối cũng chả làm mặt mũi tôi nở được bông hoa nào...
Tôi đeo một chiếc túi hiệu, đi giày tốt, quần áo đẹp để đi gặp một người bạn. Kế hoạch trục trặc, tôi bèn vẫy một chiếc xe ôm thay vì taxi. "Cho tiết kiệm" - tôi nghĩ. Ông xe ôm nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi từ chân đến đầu mới ra giá: 100 ngàn! Quãng đường từ Maximark Cộng Hòa đến tiệm kem Bud's trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tôi nghĩ chỉ có 25 nghìn là cùng.
.
Ra Huế chơi, tôi thuê xe ôm một buổi trưa (từ 10h sáng - 3h chiều). Tôi nghĩ họ lấy chắc cũng chẳng bao nhiêu nên khi anh xe ôm bảo: "Em đừng lo, mình là người Việt với nhau!", tôi cũng mặc kệ, nghĩ bụng bảo chắc trăm mấy hai trăm. Kết thúc chuyến đi, anh hét "1 triệu", tôi buồn buồn, móc ví ra: "Em trả anh 1 triệu, nhưng em biết em bị chém rồi." Ngẩng mặt lên thì thấy anh xe ôm nhìn chằm chằm vào ví "kìa kìa có 10$ kìa, cho anh tiền xăng!".
Ba mẹ tôi, đi làm quên sống quên chết, về tới nhà là "mẹ mệt quá con ạ" rồi trèo lên giường đi ngủ từ 9h tối. Nhiều hôm 3h sáng tôi dậy thấy mẹ cứ ngồi máy tính gõ lách cách, cà phê một cốc đầy trước mặt. Lúc đó các bạn nghĩ tôi xót mẹ hay xót mấy em lang thang mà mỗi lần tôi vừa ngồi vào bàn ăn vặt với bạn thì quỳ ngay trước mặt, giơ mũ ra, rồi quay sang nói chuyện với nhau? Nếu các bạn không đoán được thì tôi xin nói là tôi xót mẹ. Và! Tôi chỉ muốn mang tiền ba mẹ cho tôi, sáng hôm sau chạy ra Vincom mua một món đồ đắt tiền và gói ghém thật đẹp làm một món quà cho mẹ thôi.
Nhân viên nghỉ việc, chuyện gia đình, à nhưng tăng lương thì sẽ ở lại. Tài xế nghỉ việc, lớn tuổi rồi, 30 rồi, phải tìm công việc khác. Hôm sau vẫn thấy đến. Tăng lương. Nhân viên ăn cắp, giúp việc ăn bớt. Cũng phải cho qua tuốt, có cho thôi việc cũng phải nhẹ nhàng. Con đi học xa nhà mà toàn lo lắng ba mẹ bị bọn ăn trộm ăn cắp... trả thù. Chẳng biết trả thù là chính hay quay lại lấy cớ đòi thêm chút.... tiền.
.
Con đi học thấy bạn kia cũng xinh và hiền, nói chuyện được chưa bao lâu thì nhìn lên facebook lại thấy dòng chữ quen thuộc "nhà thằng này giàu lắm!". Tiền, tiền, tiền. Ai cũng muốn giành một chút tiền. Tiền mặt. Có thì tìm cách lấy ngay. Còn khi không có, sẽ cầm cái túi hàng hiệu lên ngắm nghía rồi móc máy: "Bao nhiêu người KHỔ - ĐẦY RA ĐẤY!".
Họ hàng ở quê lên, thăm hỏi tâm sự chẳng thấy, chỉ thấy nằm ườn trong phòng và khi về là phải có chút tiền "gọi là". Ở quê gởi giấy ra bảo trong họ góp tiền xây này xây nọ, cứ tính theo đầu người mà góp.
Em trai 13 tuổi cũng tính như thế. Đi taxi chẳng bao giờ có tiền thối. Ăn hàng cũng nhận được câu: "không có tiền lẻ!".
Vậy mà bà và mẹ vẫn cứ tìm tổ chức này tổ chức nọ để quyên góp. Quần áo cũ, sách vở, giấy tập và tất nhiên cả... tiền bạc nữa, đều được cho đi với một nụ cười.
Trước mặt chúng tôi luôn cư xử hòa nhã với mọi người, lịch thiệp và có chút gì gọi là hào phóng. Nhưng sau lưng chúng tôi thì bị in đầy những lời lẽ cay độc, tục tĩu, cay nghiệt: hết "trọc phú" rồi lại "quý tộc đời đầu". Chúng tôi phải làm sao nhỉ, cho hết tiền của mình cho các bác xe ôm này, các em bé ăn xin này, họ hàng nghèo này và tất cả mọi người chúng tôi có thể cho. Cho bằng hết! Tôi sẽ tặng mẹ cái giỏ mua ngoài chợ Phạm Văn Hai và thỉnh thoảng đưa mẹ đi ăn bát phở phụ gia cho tiết kiệm này. Mua cho ba một quả, à, cả rổ táo nhuộm chất bảo quản.
- "Đấy! Phải như thế chứ! Người ta giàu mà nhân ái như thế! Có yêu, có thương không cơ chứ!"
- " Uh thương thì thương nhanh nhanh lên rồi tìm đứa nào giàu hơn mà nói chuyện chứ chúng nó có gì để mà cho đâu!".
Ba mẹ tôi chắc chẳng bao giờ viết ra những lời như thế.
Còn tôi, tôi thì chưa từng được một người bạn nào mời tôi một bữa sáng giản dị, như ổ bánh mì 5.000 đồng chẳng hạn, chưa từng có bạn nào tặng tôi một đôi dép đi biển bằng cao su. Năm lớp 9 tôi đi sinh nhật một người bạn với cái đĩa CD 35.000 đồng trong tay, khi ấy là số tiền khá lớn đối với tôi, vì ba mẹ phát tiền theo ngày tới khi tôi học cấp 3. Mặt mày hớn hở trao quà cho bạn, tôi nhận được một câu tôi không bao giờ quên: "Chài ai chàiiii! Tưởng giàu lắm! Biết vậy khỏi mời".
Có thể tôi sẽ quấn lá nho đi học đại học để tiền mua quần làm từ thiện để đức cho con. Có thể thằng bé sẽ không phải chịu khổ như tôi.
Ánh Dương

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Ấn Độ “đánh sập” chung cư để chống tham nhũng

Hôm 16.1, Bộ Môi trường Ấn Độ ra quyết định phá hủy một tòa nhà chung cư tại Mumbai, thành phố vốn nổi tiếng bởi các vụ bê bối tham nhũng.


                            Tòa nhà Adarsh Society sẽ bị phá bỏ trong vòng 3 tháng tới.



Theo cơ quan này, Adarsh Society sẽ phải được dỡ bỏ trong vòng 3 tháng tới để đảm bảo luật bảo vệ bờ biển nước này. Khối căn hộ này nằm tại vị trí “đắc địa” ở trung tâm thành phố Mumbai, đã được xây vượt quá chiều cao tối đa cho phép đối với các tòa nhà ven biển.



Tòa chung cư cao 31 tầng ban đầu được quy hoạch là một dự án nhà ở 6 tầng dành cho các quả phụ mất chồng trong chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong, nhiều căn hộ lại được bán cho các chính trị gia và sỹ quan quân đội với giá thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường.



Thống đốc bang ông Ashok Chavan đã phải từ chức sau khi người ta phát hiện thân nhân của ông được sở hữu một căn hộ tại đây. Tuy nhiên, ông phủ nhận tất cả cáo buộc vào thời điểm từ chức.



Vụ việc trên chỉ là một trong số nhiều vụ tham nhũng làm “rung chuyển” chính trường Ấn Độ trong thời gian gần đây.



Theo Internet

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Phong ba bão táp,ngữ pháp Việt Nam hạ gục Google

lại 1 lần nữa đội ngũ dịch thuật của google làm tôi thất vọng
%name
"Có vẻ như bạn đã bật Chế độ xem Tương thích với Internet Explorer
Gmail hoạt động hiệu quả nếu bạn tắt chế độ này"
Từ ngữ không hề logic, đây không thể là lỗi của bộ máy dịch thuật tự động vì nó không thể nhầm lẫn giữa phủ định và khẳng định.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Có cần không :34 triệu USD để "tẩy rửa" nơi nhiễm dioxin lớn nhất VN?


Việt Nam đang thiếu điện ,còn công trình này cần 3x triệu USD tiền điện.Tại sao ta phải nhất định tiến hành dự án này ,vừa tốn tiền vừa khiến Việt Nam đã thiếu điện còn thiếu điện hơn.
Việc xử lý Dioxin tồn dư trong đất tại sân bay Đà Nẵng - nơi được coi là có lượng dioxin tồn dư lớn nhất Việt Nam, sẽ thực hiện bằng công nghệ hấp tỏa nhiệt với kinh phí lên tới 34 triệu USD.

Ngày 13/1, tại Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng và USAID Việt Nam đã tổ chức hội thảo về Kỹ thuật Xử lý môi trường, đánh giá, thiết kế kỹ thuật và kế hoạch cô lập Dioxin tồn dư tại Sân bay Đà Nẵng.



Theo Đại tá, PGS.TS Phạm Đình Chiến, Trưởng Phòng KHCN môi trường, Quân chủng Phòng không không quân, Bộ Quốc Phòng Việt Nam: “Công nghệ xử lý Dioxin tồn dư trong đất tại sân bay Đà Nẵng sẽ thực hiện bằng công nghệ hấp tỏa nhiệt. Dưới nhiệt độ cao khoảng 300 độ C, lượng Dioxin này sẽ bị phân hủy. Sau khi xử lý xong, lượng đất này sẽ được trả lại môi trường tự nhiên”.


“Để thực hiện được quá trình nhiệt hóa, dự án cần lượng điện năng rất lớn với công suất 6MW liên tục, nên hiện tại chúng tôi đang tiến hành ký hợp đồng với điện lực Đà Nẵng về cung cấp điện cho bể xử lý nhiệt”, Đại tá Phạm Đình Chiến cho biết thêm.

Dự án “tẩy rửa” Dioxin tồn dư trong đất tại sân bay Đà Nẵng sẽ được bắt đầu từ tháng 2/2011 và hoàn tất vào năm 2013. Tổng mức kinh phí đầu tư cho dự án này lên đến gần 34 triệu USD. 



Khu vực tồn dư Dioxin tại sân bay Đà Nẵng được đánh giá là cao nhất Việt Nam 


Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Sài Gòn dày đặc sương mù

Cách đây mấy tuần tôi đã thấy Sài Gòn về chiều mờ ảo trên đường Lý thường Kiệt.Lúc đó tôi băn khoăn đó là sương mù hay ô nhiễm (trời lúc đó đang về chiều nên hiện tượng sương mù rất thấp).Nhưng có lẽ đó là sương mù thật.

Sau những ngày đầu tuần nắng chói chang, hôm nay, đến gần 11h trưa TP HCM vẫn chưa thấy mặt trời bởi sương mù phủ kín. Hiện tượng thời tiết lạ đã khiến không ít người phải mặc cả áo mưa hoặc che ô khi xuống phố.

%name
%name
Bật trần xe xích lô để du khách không bị ướt vì sương.%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Chiến lượt kinh doanh của Meizu

Tôi đã từng có bài viết về Meizu-được xem là iPhone killer tại Trung Quốc-đã được coi là rất thành công khi ra mắt tại Trung Quốc.Tuy nhiên nói nó tiêu diệt IPhone của Apple thì quá khó vì vẫn có hàng ngàn người Trung Quốc ở Mỹ xếp hàng mua IPhone 4 với giá 750$ rồi sau đó tuồng về Trung Quốc hòng kiếm mức chênh lệch.Và sẽ chẳng lạ gì nếu Meizu dùng cách bên dưới để PR cho sản phẩm của mình. Và 1 điều tôi chắc chắn rằng Meizu sẽ thất bại tại Việt Nam nếu giữ cái giá 450$.

'Nghi án' Meizu thuê người xếp hàng mua smartphone M9

Li Yi, Tổng thư ký Hiệp hội công nghệ viễn thông Trung Quốc, cáo buộc công ty Meizu đã trả tiền cho hàng nghìn người để tạo cảnh đứng xếp hàng mua điện thoại Android thế hệ mới M9.
>Meizu M9 đọ dáng cùng iPhone 4

Li Yi ước lượng rằng, Jack Wong, Giám đốc điều hành của Meizu, đã chi ra 45.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng) để gây được sự chú ý cho cộng đồng yêu công nghệ ở Trung Quốc và thế giới.
Ảnh xếp hàng mua điện thoại Meizu M9.
Video hàng nghìn người mua M9 ở Trung Quốc.
Giám đốc kinh doanh của Meizu ngay lập tức bác bỏ thông tin trên, cho rằng Li Yi là "kẻ to mồm" và đe dọa sẽ kiện ra tòa vì tội bôi xấu danh dự. "Đã có hàng nghìn người hâm mộ đến mua M9 vì nó quá hấp dẫn và một phần trong số đó đã phải về tay không", ông này cho biết.
Sáng ngày 1/1/2011, Meizu chính thức bán smartphone mới của mình mang tên M9. Nhưng từ 8 giờ tối hôm trước, đã xuất hiện nhiều người đứng xếp hàng dưới thời tiết lạnh giá để cố gắng mua được thiết bị này. Đây là điện thoại được cho là đối thủ lớn của iPhone 4 ở Trung Quốc vì có cấu hình không thua kém đối thủ cùng mức giá hấp dẫn từ 380 đến 410 USD cho phiên bản 8 và 16 GB.
Bonus:

'Siêu phẩm' Meizu M9 vỡ tan nát khi rơi ở độ cao 1 m

Chiếc điện thoại cao cấp của công ty Trung Quốc tỏ ra không thực sự bền khi hỏng hết lớp kính màn hình sau khi bị va đập ở độ cao trung bình.

Những hình ảnh được chia sẻ trên mạng cho thấy tuy bị vỡ nhưng sản phẩm vẫn hoạt động bình thường.
Mặt kính của máy bị vỡ hoàn toàn.
Tuy nhiên, sản phẩm vẫn hoạt động được.

Meizu M9 là điện thoại đang tạo ra cơn sốt ở Trung Quốc trước đây vốn chỉ từng xảy ra với iPhone 4. Đã có hàng nghìn người đứng xếp hàng trong ngày đầu tiên của năm 2011 để mong sở hữu sản phẩm.
Tuy nhiên, Li Yi, Tổng thư ký Hiệp hội công nghệ viễn thông Trung Quốc, cho biết Meizu đã bỏ ra 45.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng) để tạo cảnh hàng nghìn người xếp hàng nhằm gây được sự chú ý cho cộng đồng yêu công nghệ.
Meizu dự kiến xuất xưởng M9 ra các nước khác trên thế giới trong thời gian tới với mức giá 450 USD cho bản không khóa mạng và bộ nhớ trong 8 GB.
Quảng cáo ấn tượng về Meizu M9.
Meizu M9 đọ tốc độ với điện thoại PlayStation của Sony Ericsson.

Thế Mạnh (Ảnh: Mic Gadget)

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

RELAX 4 WEEKEND

Đọ xem có bằng tôi không


Gia đình nọ có 3 thế hệ ông - cha - cháu, người ông và cháu đều là tiến sĩ trong khi ông bố lại không có học vị gì.
Chính vì thế mà ông bố thường hay bị bố và con mình cằn nhằn, mỉa mai. Một hôm trong bữa cơm, hai ông cháu lại cằn nhằn như thường lệ. Ông bố tức quá đập bàn đứng dật, chỉ mặt thằng con quát:

- Mày đừng có mà tinh vi, thế bố mày có bằng tiến sĩ như bố tao không mà mày kênh kiệu!
Đoạn quay sang chỉ vào ông già:
- Cả ông nữa, ông đừng tinh tướng quá, con ông có bằng tiến sĩ như con tôi không?

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Thời tăng giá của Y học

Người nghèo không dám ốm


Khó khăn về tài chính là lý do hàng đầu khiến người nghèo không đi chữa bệnh. Ảnh: P.N.

"13 ngày nằm điều trị tại bệnh viện mà mất đến 18 triệu đồng chỉ vì bệnh sốt xuất huyết. Đây là một số tiền khổng lồ. Đúng là người nghèo thì không nên ốm", bà Liên, 40 tuổi, ở Hà Nam, buồn rầu tâm sự.

Nhà ở Duy Tiên, cuộc sống của 4 người trong gia đình bà chỉ nhờ vào mấy sào ruộng. Chồng đi làm thuê, tiền dành dụm gửi về, bà Liên chắt bóp mãi mới đủ nuôi hai con ăn học. Thế nên mỗi lần ốm đau phải chạy ngược chạy xuôi mượn tiền.
Lần này bà bị sốt xuất huyết, biến chứng nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chữa. Vì không có thẻ bảo hiểm y tế nên tất tần tật chi phí điều trị bà đều phải tự trả, cả tiền giường nằm, tiền thuốc, tiền tiểu cầu..., mà đều từ khoản đi vay nợ.
"Nhà đã nghèo thì chớ, ốm một trận thì coi như kiệt quệ. Có phải chỉ tốn vài chục nghìn mua vài viên thuốc đâu mà là tiền triệu", bà Liên buồn bã nói.
Những trường hợp như bà Liên không phải là hiếm gặp. Ốm đau tiếp tục đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói. Trong một điều tra tại Hà Nội năm 2008, 33% các hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng, bệnh tật là lý do khiến mức sống của họ giảm đi hoặc không được cải thiện.
"Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về y tế nhưng tình trạng thiếu công bằng trong hưởng lợi từ hệ thống y tế của các nhóm dân cư vẫn còn tồn tại. Tỷ suất chết sơ sinh cao nhất ở hai vùng nghèo nhất (miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) là 21-23 trên 1.000 trẻ sinh ra sống, so với vùng Đồng bằng Bắc Bộ chỉ là 8 trên 1.000", Tiến sĩ Dương Huy Liệu, Chủ tịch hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam cho biết tại hội nghị khoa học lần đầu tiên về kinh tế y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Đồng tình với điều này, theo Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, có một “nghịch lý” là người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế lại thấp hơn các nhóm khác.
Không những vậy, chất lượng các dịch vụ y tế được người nghèo sử dụng nhìn chung cũng thấp hơn so với người giàu. Người nghèo chủ yếu đến khám, điều trị ở tuyến y tế cơ sở, trong khi người giàu chủ yếu đến bệnh viện ở tuyến trên.
"Thế nhưng dù đi chữa bệnh ở tuyến cơ sở với chi phí y tế thấp hơn nhưng gánh nặng chi phí y tế đối với người nghèo lại là lớn nhất trong tất cả các nhóm dân cư" tiến sĩ Kính nói.
Người khá và giàu trung bình một năm đi khám 4,7 lượt còn người nghèo chỉ có 2,9 lượt. Cũng vì thế một khi đã đến viện thời gian nằm viện của họ thường lâu. Gánh nặng của việc mất thời gian do ốm đau của người nghèo chiếm khoảng một phần tư tổng chi phí khám chữa bệnh.
"Kể cả những người nghèo có bảo hiểm y tế hoặc được miễn giảm viện phí thì gánh nặng chi phí đối với họ vẫn là rất lớn, tương đương với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương thực, thực phẩm. Một nghiên cứu cho biết có gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh", Tiến sĩ Kính cho biết.
Tiến sĩ Dương Huy Liệu, Chủ tịch hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam cũng cho biết: "Chúng ta vẫn còn nhiều tiềm năng để giảm chi phí điều trị. Cần ban hành chính sách sao cho các bệnh viện chủ động giảm nhập viện khi không cần thiết và giảm số ngày điều trị trung bình".
Đặc biệt là vấn đề quản lý giá thuốc. Chi phí thuốc chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi y tế, Tiến sĩ Liệu cho biết.
Thực tế, cùng một loại thuốc nhưng ở mỗi tiệm thuốc giá cả lại khác nhau. Anh Đông Hồ, một độc giả của VnExpress.net ở TP HCM từng chia sẻ có mẹ bị bệnh Parkinson và viêm phổi nên phải uống thuốc thường xuyên. Thế nhưng với cùng một loại thuốc sản xuất trong nước hay nước ngoài, ở mỗi tiệm thuốc tây giá lại khác nhau, thậm chí có khi giá chênh lệnh đến 50%.
"Tôi cảm thấy hiện nay người tiêu dùng phải chịu những cái giá cắt cổ do tiệm thuốc tây tự hét, mà không thể trả giá. Tại sao các công ty dược không ghi giá ấn định bán lẻ trên vỉ thuốc để người tiêu dùng an tâm không bị lừa gạt tại các tiêm thuốc tây", anh Hồ cho biết.
Nam Phương