Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Tiết lộ 'động trời' của DN địa ốc

Bị hỏi xoáy vào chuyện lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu bỗng thấp đi nhiều, vị chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM bèn tiết lộ mánh "làm đẹp" báo cáo tài chính DN ngành này.
“Trên đất nước này, làm cái gì mà doanh thu trên 1.650 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế 1.100 tỷ đồng? Rất phi lý”, ông đưa dẫn chứng từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của một doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn chứng khoán Tp.HCM.


Đưa cổ phiếu doanh nghiệp mình lên sàn chứng khoán từ năm 2007, vị chủ tịch hội đồng quản trị nọ có đủ thời gian để “nhìn ngó” các đồng nghiệp.


Bất động sản Việt Nam, chỉ tính những doanh nghiệp ra niêm yết, có ba trường phái: một là nói dóc hoàn toàn, một là nửa thật nửa giả và một trường phái là ăn thật làm thật, ông đúc kết lại.


Để khẳng định cho quan điểm của mình trước báo chí, người đối thoại nêu một ví dụ từ dự án khá nổi tiếng ở phía Tây Hà Nội. Khu đất được cho là “nằm mơ không thấy” và “siêu lợi nhuận” này bán được giá 30 triệu đồng/m2, nhưng cũng chỉ đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 30%.

“Thế thôi chứ bao nhiêu”, ông khẳng định. “Bây giờ đền bù cho dân cả tỷ bạc, lời nhiều làm sao được”.

Một ví dụ khác, ông lấy từ dự án mình triển khai thành công nhất để minh chứng thêm: “Ai mua được đất trên đại lộ Đông Tây, xuyên suốt từ đầu đến cuối, mặt tiền 3 triệu đồng một m2”. Và ông khẳng định luôn: “Không thể mua được. Tôi làm lâu rồi mới có giá ấy”.

Ông tính toán thế này: xây dựng chung cư ngày trước, riêng phần thô mất 7 triệu/m2 giá thành xây dựng, nay thì phải tăng thêm 35% nữa. Bán giá từ 12 triệu lên dần đến hiện nay là 18-22 triệu đồng/m2.


“Dự án của tôi chỉ lãi được 250 tỷ đồng sau thuế. Mà chúng tôi không có văn hóa với nhà thầu là 5%, 3%... Tổng mức đầu tư của tôi khoảng 1 nghìn tỳ đồng, như vậy tỷ suất chỉ có thế thôi”, ông cho hay.


Với những doanh nghiệp công bố lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu tới 60-70%, ông cho là có vấn đề về cách hạch toán hơn là thực tế kinh doanh hiệu quả. “Kể cả thời buổi thóc cao gạo kém này, mà muốn doanh thu, lợi nhuận cao thì dễ lắm”, ông khẳng định vậy.


Trong lúc thị trường bất động sản đóng băng, để có lợi nhuận mà hạch toán hòng giữ giá cổ phiếu, các doanh nghiệp phải “chơi với nhau”. Theo vị này, muốn có lợi nhuận đưa vào sổ sách, nhiều doanh nghiệp bất động sản thường bán dự án vòng quanh.


Giả sử có 4 doanh nghiệp tham gia, công ty A có dự án thì bán cho đối tác B một nửa, tính luôn được lợi nhuận 1.000 tỷ đồng so với giá vốn chẳng hạn. Đối tác B lại cũng có dự án, bán cho C như vậy, lời 1 nghìn tỷ đồng. C bán cho D và doanh nghiệp cuối cùng này lại bán ngược lại doanh nghiệp A ban đầu.


“Hợp đồng hợp tác đầu tư ký với nhau dễ quá chứ có gì đâu. Thế là mỗi anh có nghìn tỷ đồng lợi nhuận, nhưng không anh nào có một xu hết”, ông này nói.



Ảnh chỉ mang tính minh họa

Thế thì, phải có vốn ngân hàng cho vay 1 nghìn tỷ đồng, chuyển đi một vòng như thế rồi lại trở về ngân hàng, mấy ít ngày. “Nhưng đau cái là anh nào cũng mất 250 tỷ đồng đóng thuế thu nhập cho nhà nước”, ông chủ tịch nọ bộc bạch góc đáng buồn của “chiêu thức” bần cùng bất đắc dĩ này.

Chiêu thứ hai, cũng theo vị nọ, là ghi khống doanh thu từ bán căn hộ. Hiện tất cả các công ty bất động sản trên sàn đều tính doanh thu theo tiến độ cam kết nộp tiền. Tức là, khi khách hàng ký hợp đồng thì thu tiền, cuối năm lên doanh thu.

Giả sử giá trị phải nộp là 1 tỷ đồng/căn hộ chẳng hạn, trong tình thế người mua mà chủ yếu là nhà đầu cơ quá kẹt tiền như hiện nay, nhiều khi khách hàng chỉ góp 300 triệu đồng/căn vẫn phải cho nộp. Kế toán công ty vẫn lên hạch toán một bên doanh thu 1 tỷ đồng nhưng bên nợ phải thu là 700 triệu đồng/căn.

“Đau một cái mình thu có 300 triệu đồng/căn thôi. Với kinh doanh bất động sản thì phải nộp ngay 10% thuế VAT, thế thì hạch toán 1 tỷ đồng doanh thu đã phải nộp 100 triệu đồng cho nhà nước. Nhiều công ty trên sàn đều có tình trạng như thế”, ông khẳng định là vậy.

Một chiêu thức đỡ “đau đớn” hơn là mượn vốn của nhà đầu cơ. Chắc hẳn, thị trường bất động sản trong 3 năm nữa phải có lúc lên. Nếu tin như vậy thì việc mở hầu bao đầu tư ít nhiều vào thời điểm này, với nhiều người vẫn có.

“Bây giờ khởi động một dự án, bỏ ra ít tiền đầu tư lằng nhằng thôi, xong kêu một loạt nhà đầu tư vào, mỗi anh nộp cho 100 triệu đồng/căn, hồi nào bán thì nộp tiền tiếp. Thế thì hết năm 2011, tôi bán 1.000 căn hộ lập tức doanh thu cũng có 1 nghìn tỷ đồng”, ông nêu thêm ví dụ nữa.

Edit Plus:
Nhiều đại gia vừa được "vinh danh" khi bị công bố đang nợ cả nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2011 do công ty chứng khoán VnDirect, con số hàng tồn kho của các doanh nghiệp "đại gia" bất động sản đang khá lớn.

Chẳng hạn, công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt có tổng giá trị hàng tồn kho lên tới hơn 3.300 tỉ đồng. Công ty này nợ khoảng hơn 2.642 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.414 tỉ đồng.

Cty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt nhận giải Sao vàng Đất Việt

Công ty Sacomreal cũng ôm một lượng hàng tồn kho lên đến hơn 2.458 tỉ đồng, số nợ phải trả của công ty lên đến 5.370 tỉ đồng.
Một số công ty khác như công ty CP đầu tư xây dựng Bình Chánh có số hàng tồn cũng lên đến hơn 2.150 tỉ đồng, số nợ lên đến hơn 1.868 tỉ đồng.

Công ty Vạn Phát Hưng tồn kho hơn 1.000 tỉ đồng, nợ phải trả cũng hơn 1.000 tỉ đồng. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng có số căn hộ tồn kho có giá trị lên đến hơn 3.000 tỉ đồng.

Cách chi tiêu của người Thụy Sỹ qua cách nhìn của 1 nhà ngoại giao Trung Quốc

Tựa đề chính xác của bài báo "Một Thụy Sỹ "keo kiệt" trong mắt người Trung Quốc" nhưng có vẻ họ đã nói quá về điều đó
Tinh thần tiết kiệm của họ thực sự lành mạnh, thực sự có lý trí. Một quốc gia, một dân tộc như vậy nhất định sẽ có tương lai sáng sủa.
Trong 2 nhiệm kỳ làm đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Thụy Sĩ, tổng cộng tôi đã ở đất nước này 5 năm rưỡi.
Ai cũng biết đây là quốc gia giàu nhất thế giới xét về thu nhập bình quân đầu người. Song chắc ít người biết về tính cần cù tiết kiệm của người Thụy Sĩ.
"Chớ nên đánh giá qua y phục"
Hồi mới đến Thụy Sĩ, tôi và bà xã có tổ chức một bữa ăn tối mời gia đình bà Monica, Chủ tịch Hội Hữu nghị với các dân tộc. Tuy mới lần đầu quen biết nhưng trong bữa tiệc bỗng nhiên bà Monica bảo tôi: "Các ngài ở chỗ này cách Hồ Lớn không xa, chắc sẽ có nhiều dịp ra bờ hồ bách bộ. Nếu trong lúc đi dạo mà có gặp người Thụy Sĩ thì xin khuyên các ngài chớ nên đánh giá họ qua y phục bên ngoài. Rất có thể, trong số những người ăn vận rất bình thường ấy lại có những vị triệu phú hoặc tỷ phú đấy ạ!"
Nghe bà Monica nói vậy, tôi có chút ngạc nhiên. Nhưng về sau qua nhiều lần tiếp xúc với người Thụy Sĩ, tôi càng hiểu sâu sắc hơn về giá trị của lời khuyên ấy. Có thể nói bà Monica đã giúp tôi chiếc chìa khóa để quan sát xã hội và tập tục của người dân Thụy Sĩ.
Hãy tưởng tượng trong các bữa tiệc ở Trung Quốc giả thử nhìn thấy các vị khách dùng bánh mỳ vét sạch như lau như li thức ăn còn lại trong đĩa, chắc hẳn chủ nhân nếu không ngất xỉu thì cũng trố mắt lè lưỡi vì ngạc nhiên. Thế nhưng ở Thụy Sĩ thì không ai lấy đó làm lạ. Chủ và khách ai nấy đều vét sạch đĩa chẳng ngượng ngùng chút nào. Nói chung thứ gì đã bày lên bàn, đã múc vào đĩa rồi thì đều phải ăn cho bằng hết. Để lại thức ăn thừa trong đĩa là bất kính đối với chủ nhân
Một hôm tôi mời ông bà M. đến thăm biệt thự gia đình tôi trọ ở Bern (thủ đô Thụy Sĩ). Chúng tôi quen nhau từ hồi tôi làm Tổng Lãnh sự tại Zurich. Ông M. là chủ một hãng ô tô ở đấy, có gia sản vào cỡ chục triệu đô-la.
Hôm ấy hai ông bà đi xe riêng tự lái đến chỗ chúng tôi. Tuy là chủ hãng xe hơi nhưng chiếc xe của họ chỉ là một chiếc Audi bình thường đã cũ, không phải loại xe xịn.
Khi xe của tôi vừa từ Đại sứ quán về tới biệt thự để chuẩn bị đón khách thì gặp xe của ông bà M. ngay tại cổng khuôn viên sứ quán. Tôi thấy họ đang vội vã thay quần áo, cởi bỏ quần áo đi đường để mặc lễ phục.
Zurich cách chỗ chúng tôi khoảng một giờ rưỡi chạy xe. Rõ ràng 2 ông bà khi đi xe thì chỉ mặc quần áo bình thường- chắc là để lái xe được thoải mái, cũng có thể là do tôn trọng chúng tôi nên họ muốn giữ cho bộ lễ phục không bị nhàu nát do ngồi xe. Nhưng cũng rất có thể là do họ tiếc rẻ không muốn mặc bộ lễ phục đắt tiền khi chưa thực sự cần tới.
Sau khi phát hiện sự việc ấy, trong suốt buổi tiếp khách, tôi rất để ý quan sát cách ăn vận của ông bà M. Thật ra những bộ lễ phục họ mặc chưa phải là loại hàng xịn, cũng không phải là loại mốt mới nhất, tuy giản dị nhưng trông vẫn trang nhã lịch sự.
Trong mấy năm ở Thụy Sĩ, tôi đã không ít lần trông thấy các vị khách nước này khi đến thăm chúng tôi thì mặc lễ phục lịch sự, nhưng khi đã cáo từ ra về là họ lập tức thay quần áo trước khi lên xe.
Trong con mắt người Trung Quốc chúng ta, việc thay quần áo trước mặt người khác chẳng ít thì nhiều cũng có chút xấu hổ. Ấy thế mà người Thụy Sĩ làm việc đó hoàn toàn tự nhiên coi như không có kiêng dè gì cả. Vị Đại sứ tiền nhiệm của tôi cũng từng để ý tới chuyện thay quần áo ấy, và khi tôi mới tới đây nhậm chức, ông đã kể lại việc này để giới thiệu cho tôi biết tác phong sinh hoạt giản dị tiết kiệm của người Thụy Sĩ, vừa kể ông vừa tấm tắc khen.
Chủ và khách đều vét sạch đĩa thức ăn
Trong những buổi chiêu đãi khách ăn uống, thực đơn chính thức của Đại sứ quán chúng tôi bao giờ cũng gồm 4 món chính và một món canh, chưa kể các món đồ nguội khai vị và đồ ngọt điểm tâm. Thực đơn ấy dịch ra tiếng nước ngoài in kín một trang giấy, thật là ê hề.
Tôi đã không ít lần nhắc nhở người đầu bếp của Sứ quán là thức ăn phải làm thật ngon nhưng số lượng nên bớt đi. Có điều lần nào đầu bếp cũng thanh minh rằng lượng thức ăn ít thì khó coi- ông này bao giờ cũng chỉ muốn giữ thể diện.
Thực đơn mời khách của người Thụy Sĩ đơn giản hơn nhiều, chỉ có mấy thứ: Món nguội, món súp, một món chính và đồ ngọt. Nếu hôm nào trên bàn có bày hai món nóng thì nhất định đó phải là trường hợp ngoại lệ. Điều thú vị là mỗi khi ăn món nguội, bao giờ cũng thấy họ bày lên bàn những lát bánh mỳ nướng để thực khách dùng bánh vét sạch thức ăn trong đĩa.
Hãy tưởng tượng trong các bữa tiệc ở Trung Quốc giả thử nhìn thấy các vị khách dùng bánh mỳ vét sạch như lau như li thức ăn còn lại trong đĩa, chắc hẳn chủ nhân nếu không ngất xỉu thì cũng trố mắt lè lưỡi vì ngạc nhiên. Thế nhưng ở Thụy Sĩ thì không ai lấy đó làm lạ. Chủ và khách ai nấy đều vét sạch đĩa chẳng ngượng ngùng chút nào. Nói chung thứ gì đã bày lên bàn, đã múc vào đĩa rồi thì đều phải ăn cho bằng hết. Để lại thức ăn thừa trong đĩa là bất kính đối với chủ nhân.
Một lần tôi được mời đến dùng cơm tại nhà một bạn người Thụy Sĩ. Tôi thấy các gia đình bên này rất hiếm khi thuê người giúp việc, chỉ khi nào mời nhiều khách thì chủ nhà mới nhờ bạn bè hoặc con cháu đến giúp. Nói chung là bà chủ nhà tự tay làm một hai món ăn nóng, còn ông chủ thì tiếp rượu hoặc nước ngọt.
Bữa ăn hôm ấy có món chính là món biptêt- thịt bê thái sẵn từng miếng để ngay trên bàn, vừa rán vừa ăn. Tôi liếc mắt nhìn thì thấy thịt rất tươi ngon, mỗi miếng to bằng lòng bàn tay. Chủ nhân nói: Mỗi người 1 miếng, không hơn không kém. Chuyện này tôi nhớ rõ lắm, không thể nào quên được. Phần vì khâm phục sự tính toán chi li căn cơ của chủ nhân, phàn vì chạnh lòng nghĩ đến cảnh ở Trung Quốc khắp nơi người ta nhậu nhẹt tràn lan say sưa tối ngày, thức ăn thừa mứa phí phạm không thể nào kể hết sự tốn kém.
Là đại sứ của một quốc gia dĩ nhiên tôi thường giao tiếp với những người Thụy Sĩ thuộc loại có địa vị trong xã hội, như chủ các doanh nghiệp lớn, chủ nhà băng lớn và các quan chức cấp cao trong chính quyền. Thế mà tất cả họ đều tiết kiệm như vậy. Chẳng nói cũng biết những người dân thường thì càng tiết kiệm hơn nhiều. Người bạn Thụy Sĩ mời tôi dùng cơm kể trên là chủ một công ty xây dựng lớn và cũng là một nhà giàu loại kễnh không bao giờ tiêu hết tiền.
Ngân sách nhà nước tính từng đồng
Một số phái đoàn Trung Quốc có việc ra nước ngoài phải đi qua đất Thụy Sĩ thường phàn nà với tôi là người Thụy Sĩ quá ư keo kiệt. Lần nào cũng vậy tôi đều cười cười tránh trả lời họ vì quả thật tôi chẳng biết nói gì.
Không thể phủ nhận là người Thụy Sĩ quản lý tiền nong của cải cực kỳ chặt chẽ, có lúc đến là kỳ quặc.
Tôi nhớ có lần một vị tướng Thụy Sĩ đến chơi chỗ tôi nói là ông đang có chuyện không vui sau khi vừa họp ở chỗ Quốc hội về đến đây: Các nghị sĩ đang rà soát xét duyệt ngân sách quân sự, họ không bỏ qua bất cứ khoản dự toán nào của Bộ Quốc phòng. Có khoản chi chỉ 2-3 nghìn đồng CHF (Phơ-răng Thụy Sĩ;1 USD = 1,46 CHF) cũng bị Quốc hội gạch bỏ, thật ớn hết chỗ nói!
Nên nhớ rằng lương tháng bình quân của công nhân Thụy Sĩ vào khoảng 5000 CHF. Qua đó có thể thấy ngân sách của Thụy Sĩ được chuẩn bị hết sức chi li, rà soát xét duyệt rất chặt chẽ. Ngân sách quân sự cũng vậy, không hề được chiếu cố; khi Quốc hội đã thông qua là thành pháp lệnh.
Các nghị sĩ Quốc hội Thụy Sĩ không lĩnh lương, chẳng ai có thể sống bằng chức nghị sĩ. Nghĩa là họ phải làm thêm các công việc khác, chỉ được nhận phụ cấp trong thời gian họp Quốc hội. Họp bao nhiêu ngày thì lĩnh bấy nhiêu ngày phụ cấp. Số ngày và số tiền đều ấn định không đổi.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội cũng được quy định chặt chẽ: Mỗi năm chỉ được cử 2 đoàn đại biếu đi thăm nước ngoài và tiếp 2 phái đoàn Quốc hội nước ngoài đến thăm Thụy Sĩ. Quy định rõ ràng như vậy thì chẳng ai còn có thể nói gì được; có chăng chỉ là phàn nàn với nhau mà thôi.
Việc quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước cũng rất nghiêm ngặt. Điều này tôi đã thấy rõ qua việc họ thu xếp đón tiếp các phái đoàn Trung Quốc. Tiếp đón bao nhiêu người, trong bao lâu- tất cả đều bàn định xong xuôi từ trước. Những lần chính phủ và các doanh nghiệp cùng bỏ tiền đón tiếp một đoàn khách, khi ấy cũng phải bàn định trước, nói rõ mọi việc đâu ra đấy.
Thí dụ từ giờ nào ngày nào cho đến giờ nào ngày nào là do Nhà nước tiếp đãi; thời gian còn lại là do khối doanh nghiệp tiếp đãi; ai tiếp người ấy chịu chi phí. Nếu đón một đoàn lớn thì phía Thụy Sĩ đều thông báo rõ mọi chi tiết như nhà nước chỉ chi phí tiếp mấy vị khách, mỗi vị mỗi ngày bao nhiêu tiền. Nhà nước hoan nghênh khách đến thăm Thụy Sĩ, nhưng khách phải tự chịu chi phí v.v...
Chẳng nói cũng rõ, cung cách quản lý như vậy gây ra khá nhiều khó khăn cho các nhân viên Sứ quán Trung Quốc. Họ phải mất khá nhiều thời gian bàn bạc, thông cảm, thậm chí mặc cả với phía Thụy Sĩ. Nhưng lâu ngày rồi chúng tôi cũng hiểu ra một điều: Đối với người Thụy Sĩ, hữu nghị là hữu nghị, còn tiền bạc là tiền bạc. Hơn nữa, ngân sách nhà nước của họ rất chặt, không thể xin xỏ gì thêm dù chỉ là một đồng Phơ-răng.
"Keo kiệt" là mỹ đức.
Đại để từ những chuyện kể trên người ta đi đến kết luận là dân Thụy Sĩ "keo kiệt". Tôi thêm dấu ngoặc kép vào từ keo kiệt bởi lẽ tôi cho rằng kết luận như trên là có phần nông cạn, phiến diện. Tôi nghĩ rằng cái đó chính là đức tính tốt đẹp của người Thụy Sĩ, là tinh thần dân tộc vĩ đại và đáng quý.
Thụy Sĩ là một nước nhỏ, núi đồi chiếm hầu hết diện tích lãnh thổ. Dãy núi Alps (An-pơ) xuyên suốt đất nước, hầu như không còn mấy vùng đồng bằng. Nước này không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể, lại không giáp biển, điều kiện thiên nhiên rất xấu. Một quốc gia như vậy mà nhiều năm qua được Ngân hàng Thế giới đánh giá là giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người vượt quá 40 nghìn USD.
Được như vậy là nhờ mấy thế hệ người Thụy Sĩ đã phấn đấu gian khổ, chắt chiu từng xu  mà có. Ngày xưa họ là một nước nghèo xơ nghèo xác, tới mức người dân phải kiếm sống bằng cách ra nước ngoài đi làm lính đánh thuê cho người ta, đổi xương máu lấy miếng ăn nuôi gia đình.
Mọi người đều biết cho tới nay toàn bộ đội vệ binh của thành Vatican ở Italy đều là người Thụy Sĩ. Dĩ nhiên ngày nay họ làm lính gác không phải để kiếm sống nữa, mà chỉ để thừa kế truyền thống một giai đoạn lịch sử khó khăn vất vả của đất nước họ.
Mỗi lần trò chuyện với các bạn Thụy Sĩ về tác phong cần kiệm, họ đều kể lại cho tôi nghe về lịch sử nước họ, kể lại cuộc sống bần hàn khốn khó xa xưa. Giờ đây Thụy Sĩ giàu tới mức có thể nói là "nứt đố đổ vách", song họ không hề quên quá khứ, quên lịch sử. Họ chẳng hề vì giàu có mà phát điên phát rồ vung tay tiêu tiền, xa hoa lãng phí. Tinh thần tiết kiệm của họ thực sự lành mạnh, thực sự có lý trí. Một quốc gia, một dân tộc như vậy nhất định sẽ có tương lai sáng sủa.
Bà Monica nói rất đúng: Những người Thụy Sĩ giàu có đều rất bình dị, không kiêu ngạo, không khoe của. Họ không phô trương sự giàu có của mình qua cách tiêu tiền, mua sắm, ăn mặc
 Theo Tạp chí World Affairs

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Tắt thông báo lỗi Data execution prevention

- Cho hiện hết các file ẩn + file hệ thống
- Vào ổ C, mở file boot.ini và sửa nội dung của nó thành như sau và lưu lại (chú ý tham số: /noexecute):
[boot loader]
timeout=30
default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS
[operating systems]
multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS="Microsoft Windows XP Professional" /noexecute=AlwaysOff /fastdetect


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Chú Chó Droopy Collection



http://www.megaupload.com/?d=5H8XZF8Z Blackboard Jumble.avi
http://www.megaupload.com/?d=P0MGD67B Caballero Droopy.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=R66CPEPJ Caballero Droopy.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=P8ZHU559 Daredevil Droopy.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=QK17OL23 Daredevil Droopy.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=4DMGRTR4 Deputy Droopy.avi
http://www.megaupload.com/?d=I6AUUVJZ Dixieland Droopy.avi
http://www.megaupload.com/?d=CCSDEE04 Drag A Long Droopy.avi
http://www.megaupload.com/?d=639RO4LE Droopy Dog in Sheep Wrecked.avi
http://www.megaupload.com/?d=P1LFHD3S Droopy Leprechaun.avi
http://www.megaupload.com/?d=GH8N1MFW Droopys Double Trouble.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=BMLRREEI Droopys Double Trouble.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=0BAMQI4Q Droopy\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\'s Good Deed.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=8C79AFOD Droopy\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\'s Good Deed.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=3IVPIDZJ Dumb Hounded.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=869X9E22 Dumb Hounded.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=1VLA9U01 Grin And Share It.avi
http://www.megaupload.com/?d=QRVUNWH7 HomeSteader Droopy.avi
http://www.megaupload.com/?d=DZ443YWP Millionaire Droopy.avi
http://www.megaupload.com/?d=UJP5EF0N Mutts About Racing.avi
http://www.megaupload.com/?d=XWBKIJR2 Northwest Hounded Police.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=L896V7BO Northwest Hounded Police.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=TRJKVVX5 One Droopy Knight.avi
http://www.megaupload.com/?d=C62PG9KC Out Foxed.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=8E48HZ0M Out Foxed.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=LO7GFXXT Senor Droopy.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=S9TWLGO5 Senor Droopy.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=UBL3AFXQ The Chump Champ.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=9JUCIX0Z The Chump Champ.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=L1UT2QIM The Shooting Of Dan McGoo.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=3Q185BWX The Shooting Of Dan McGoo.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=14WFEHWD The Three Little Pups.avi
http://www.megaupload.com/?d=J1G2PMK7 Wags To Riches.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=I88QZW8R Wags To Riches.avi.002
http://www.megaupload.com/?d=WW3MW767 Wild And Woolfy.avi.001
http://www.megaupload.com/?d=3FEF4Z5G Wild And Woolfy.avi.002

http://www.megaupload.com/?d=5H8XZF8Z  
http://www.megaupload.com/?d=P0MGD67B  
http://www.megaupload.com/?d=R66CPEPJ  
http://www.megaupload.com/?d=P8ZHU559  
http://www.megaupload.com/?d=QK17OL23  
http://www.megaupload.com/?d=4DMGRTR4  
http://www.megaupload.com/?d=I6AUUVJZ  
http://www.megaupload.com/?d=CCSDEE04  
http://www.megaupload.com/?d=639RO4LE  
http://www.megaupload.com/?d=P1LFHD3S  
http://www.megaupload.com/?d=GH8N1MFW  
http://www.megaupload.com/?d=BMLRREEI  
http://www.megaupload.com/?d=0BAMQI4Q  
http://www.megaupload.com/?d=8C79AFOD  
http://www.megaupload.com/?d=3IVPIDZJ  
http://www.megaupload.com/?d=869X9E22  
http://www.megaupload.com/?d=1VLA9U01  
http://www.megaupload.com/?d=QRVUNWH7  
http://www.megaupload.com/?d=DZ443YWP  
http://www.megaupload.com/?d=UJP5EF0N  
http://www.megaupload.com/?d=XWBKIJR2  
http://www.megaupload.com/?d=L896V7BO  
http://www.megaupload.com/?d=TRJKVVX5  
http://www.megaupload.com/?d=C62PG9KC  
http://www.megaupload.com/?d=8E48HZ0M  
http://www.megaupload.com/?d=LO7GFXXT  
http://www.megaupload.com/?d=S9TWLGO5  
http://www.megaupload.com/?d=UBL3AFXQ  
http://www.megaupload.com/?d=9JUCIX0Z  
http://www.megaupload.com/?d=L1UT2QIM  
http://www.megaupload.com/?d=3Q185BWX  
http://www.megaupload.com/?d=14WFEHWD  
http://www.megaupload.com/?d=J1G2PMK7  
http://www.megaupload.com/?d=I88QZW8R  
http://www.megaupload.com/?d=WW3MW767  
http://www.megaupload.com/?d=3FEF4Z5G  

[ Cờ tỷ phú] Giveaway of the Day - Richman Games: Monopoly of New York

Hôm nay tại http://game.giveawayoftheday.com/ đã giành tặng trò chơi Richman Games: Monopoly of New York (và tôi nhớ không lầm thì nó nằm trong bộ sách cha giàu cha nghèo ).
Monopoly is the most popular board game. Richman Games will take you on a business trip to the City of New York. Your goal is to maximize your net wealth through various corporate actions and make yourself the richest person in the Richman Games. Richman is a multiplayer (4 players) business strategy game with very simple rules.

Key features:

  • Boss Key (Escape) – Hide/Show the game quickly;
  • Play Monopoly games on your computer;
  • Single-player game mode – You can play with the smart computer player;
  • Multiplayer game mode – Play with family and friends. Host your game night;
  • New Map & Feature – Placed in New York City & Added Hostile Takeover Feature;
  • Simple Rules – If you enjoyed playing Monopoly board games then you will like Richman!
User Rating: Rate It!
  • 136 (65%) 
  • 72 (35%)
74 comments
System Requirements:Windows 98/ 2000/ XP/ 2003/ Vista/ 7 (x32/x64)
Publisher:EDesksoft
Homepage:http://www.edesksoft.com/Games/index.html
File Size:6.07 MB
Price:The program is available for $14.95, but it will be free for our visitors as a time-limited offer.

Dễ "mắc lỡm" vì mua chung online

Hôm trước đã có đề cập đến việc mua sỉ cho nhiều cá nhân (muachung) nhưng không phải lúc nào hình thức này cũng hay cả ...cái tiên tiến phát triển của thế giới khó có thể áp dụng ở một nước đang phát triển.

Thời gian gần đây, người tiêu dùng rất thích thú với hình thức mua hàng theo nhóm qua mạng bởi những ưu đãi “không tưởng” mà nó mang lại. Nhưng trên thực tế, không ít người rơi vào tình trạng dở khóc dở cười bởi những rắc rối từ dịch vụ này.
Nở rộ dịch vụ mua chung
Chỉ mới xuất hiện cuối năm 2010 nhưng hình thức mua hàng theo nhóm đang phát triển rầm rộ vì nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng. Các trang web chuyên kinh doanh loại hình dịch vụ này xuất hiện ngày càng dày đặc. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam đã có khoảng hơn chục trang web, điển hình như: nhommua.com, cungmua.com, muachung.vn, phagia.com.vn, vndoan.com, giarequa.com, livingsocial.vn, deal.zing.vn, hotdeal.vn...
Thông qua hình thức mua hàng theo nhóm, người mua có thể lựa chọn được các mặt hàng với mức giá ưu đãi giảm từ 30% tới 90% so với giá gốc. Tuy nhiên, các mặt hàng trên các website chỉ được khuyến mãi trong một thời gian nhất định và thuộc mô hình mua giảm giá theo số đông, nên khách hàng chỉ mua được sản phẩm giảm giá khi có một lượng người cùng tham gia.
Các mặt hàng được hưởng ưu đãi khá đa dạng, phong phú, từ làm đẹp, ăn uống, du lịch cho đến mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng... Và cách mua hàng, thanh toán của dịch vụ này cũng rất tiện lợi. Nếu là người bận rộn, người mua chỉ cần ngồi một chỗ nhấp chuột, hay một cú điện thoại, nhân viên trang web sẽ đến tận nơi giao hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp, Internet banking, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM…

<>
Một website cung cấp dịch vụ mua chung. Ảnh: Minh Tùng.

Được xem là thuận lợi và tiết kiệm nhất là ở thời điểm bão giá như hiện nay, nên mua theo nhóm nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên, dân văn phòng. Từ vài chục người, hiện có cả nghìn người cùng tham gia mua một mặt hàng giảm giá.  Nhiều người còn rủ nhau thành lập cả một nhóm cùng tham gia mua chung, cập nhật những thông tin khuyến mãi mới nhất từ các trang web để không bỏ lỡ cơ hội.
Chị Thanh Loan, nhân viên hành chính tại một công ty tư nhân cho hay: “Ngày nào tôi cũng phải lướt vào mấy trang web mua theo nhóm để theo dõi xem hôm nay có những mặt hàng nào giảm giá, nếu thấy thích thì rủ mấy chị em cùng công ty tham gia”.
Mua rẻ hay mua đắt?
Trong mê trận giảm giá, khuyến mãi tràn lan trên các trang mạng mua chung, người tiêu dùng càng có cơ hội tiếp cận với nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp phải rước bực vào mình khi sử dụng dịch vụ này, nhiều mặt hàng tưởng rẻ nhưng hóa đắt và lãng phí nhất là những phiếu giảm giá cho dịch vụ ăn uống, làm đẹp.
Trường hợp của chị Ngọc Linh, hiện đang làm việc tại Học viện Y dược Cổ Truyền, Hà Đông là một ví dụ. Theo chị Linh, ban đầu chị rất thích thú với những trang web bán hàng theo nhóm vì mua được nhiều mặt hàng với giá giảm đến 90%. Tuy nhiên, chỉ sau hai lần sử dụng tạm ổn, đến lần thứ 3 khi mua một phiếu giảm giá suất ăn dành cho 4 người tại một nhà hàng thì chị chỉ muốn cạch đến già.
“Tôi háo hức mua một suất ăn giá 150.000 đồng với giá gốc là 600.000 đồng, rồi mời bạn bè đến cùng thưởng thức. Khi đến nhà hàng đó, biết tôi sử dụng phiếu giảm giá, nhân viên tỏ rõ thái độ hời hợt, không tôn trọng, gọi đồ ăn theo thực đơn ghi trên phiếu thì chờ đến dài cổ. Mấy bàn bên cạnh họ vào sau nhưng trả tiền mặt nên được phục vụ nhiệt tình. Tôi thấy bức xúc nhất là những món ăn không giống như hình ảnh trên trang web, đủ món nhưng đĩa chỉ lèo tèo vài miếng thức ăn, chẳng đủ cho hai người ăn chứ đừng nói là 4 người. Chót mời bạn bè đến rồi nên tôi đành phải gọi thêm đồ ăn. Đến lúc ra thành toán phải trả thêm 400.000 đồng nữa. Tính ra chẳng rẻ hơn mà phải ăn trong tâm trạng vừa tức vừa xấu hổ với bạn”, chị Linh nói.

<>
Dịch vụ mua theo nhóm đang khiến không ít người tiêu dùng ôm "hận". Ảnh minh họa

Là người từng chuyên “săn” các mặt hàng giảm giá trên mạng, Bích Ngọc, sinh viên trường ĐH Thăng Long cũng gặp trường hợp rắc rối với dịch vụ mua theo nhóm. Ngọc cho hay: “Mình có phiếu giảm giá khám răng ở nha khoa. Bắt xe bus hai chặng mới tới nơi. Nhưng khi vừa đến, chìa cái phiếu ra, nhân viên bảo mình phải hẹn lịch một tuần. Mình ngồi ở ghế chờ, nói chuyện với mấy người đang đợi mới biết họ trả tiền mặt nên chẳng phải hẹn. Mình đành ngậm bồ hòn với cái phiếu nha khoa đó. Người ta nói không sai, đúng là tiền nào của đấy”.
Với những dịch vụ như spa, làm đẹp, nếu ai đã từng dùng phiếu giả giá mới biết, thư giãn, thoải mái chẳng thấy đâu, chỉ thấy ôm thêm cục “hận” vào người.
Chị Yến Nhi, nhân viên của công ty FPT, cho biết: “Tôi mua một phiếu chăm sóc da mặt giá 120.000 đồng tại Spa H.T. trên đường Hoàng Văn Thái. Khi bắt đầu làm rồi mới được nhân viên tỉ tê rằng tất cả những bước chăm sóc da mặt trên phiếu là cơ bản nhưng chưa đạt được hiệu quả, nếu tôi muốn thật tốt thì nên làm thêm ba bước nữa. Đương nhiên, ba bước đó không có trong phiếu ưu đãi. Nghĩ thì mình trót làm rồi nên làm cho xong, tôi gật đầu. Lúc ra thanh toán tôi ngẩn người khi phải trả thêm gần 300.000 đồng. Tưởng trả tiền là được về cho thanh thản, nào ngờ đám nhân viên còn xô lại giới thiệu đủ các loại mỹ phẩm cứ như kiểu muốn ép mình mua”.
Theo anh Trần Hoàng Tuấn, một khách hàng thường xuyên của các dịch vụ mua theo nhóm thì không hẳn phiếu ưu đãi nào cũng làm người tiêu dùng có cảm giác bị lừa. “Tôi cũng từng dùng nhiều phiếu ưu đãi nhưng hầu hết là tạm ổn. Tuy nhiên, muốn được như vậy thì người dùng phải biết cách. Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên tìm hiểu qua về nhà cung cấp dịch vụ và tham khảo bạn bè nếu có bạn bè từng đi trước khi muốn sử dụng một phiếu ưu đãi nào đó để tránh rủi ro vì người kinh doanh có rất nhiều mẹo để kiếm tiền. Nếu đó là một ưu đãi nghiêm túc thì chỉ là chiêu quảng cáo để giới thiệu dịch vụ của họ đến các bạn, những người chưa biết. Nhưng mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là kiếm tiền nên tiền khuyến mãi vào túi bên phải của bạn sẽ lại được họ khéo léo móc ra ở túi bên trái trên cùng một cái quần mà thôi”, anh Tuấn nói.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

[CĐBĐS] -Bóc mẽ báo cáo "điêu" của nhà tiếp thị bất động sản

Các nhà tiếp thị làm báo cáo thị trường BĐS tại Việt Nam đẹp như bức tranh, với nhiều thuận lợi và tiềm năng… điêu không thể tả để mê dụ các nhà đầu tư.

  BĐS Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển nên nhà tiếp thị tha hồ… nói dối?
Nhiều nhà  báo chuyên theo dõi thị trường BĐS  đều khẳng định không mấy tin tưởng nguồn thông tin từ các báo cáo thị  trường BĐS của các doanh nghiệp tiếp thị, dù doanh nghiệp ấy có là  doanh nghiệp tiếp thị BDS hàng đầu thế giới. Ngay cả  các doanh nghiệp BĐS, khi sản phẩm bán ra của họ  gắn chặt với các nghiên cứu thị  trường, họ cũng không tin các báo cáo thị trường từ các nhà tiếp thị BĐS uy tín hàng đầu thế giới.



Năm 2008, chủ dự án Cantavil tại Tp. Hồ chí Minh từng đệ đơn kiện một doanh nghiệp tiếp thị làm báo cáo sai giá bán căn hộ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.


“Bóc trần” chiêu làm báo cáo của nhà tiếp thị ngoại!
Khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường BĐS việt Nam bùng nổ và có tốc độ phát triển nhanh chưa từng thấy. Chính vì thị trường mới nổi và rất tiềm năng nên BĐS luôn thu hút được lượng vốn FDI khổng lồ, nhiều hơn bất cứ lĩnh vực kinh tế nào. Và sự phát triển hào nhoáng của lĩnh vực BĐS Việt Nam khiến một vài tổ chức liên tục xếp hạng thị trường BĐS Việt Nam luôn nằm trong Top đầu các nước có thị trường BĐS hấp dẫn nhất thế giới!
Có lẽ, sức hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam trong những năm đầu bùng nổ là điều có thật. Việc đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam trong vài năm qua đúng là mang lại siêu lợi nhuận cũng là có thật. Và, một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến thị trường BĐS việt Nam có được sự bùng nổ ấy phải kể đến công lao của đội ngũ các nhà tiếp thị ngoại sớm có mặt tại Việt Nam.
Vậy, làm thế nào để các nhà tiếp thị BĐS có thể thuyết phục được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam những dự án BĐS cao cấp, và giá cả còn đắt đỏ hơn giá nhà tại nhiều nước phát triển Châu Âu ở một đất nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ vẻn vẹn 1.000 USD/ năm (theo thống kê năm 2008) như Việt Nam?
Bí mật này được Tổng giám đốc một doanh nghiệp BĐS uy tín hàng đầu tại Hà Nội tiết lộ với Phunutoday, rằng: không chỉ ở Việt Nam, các nhà tiếp thị BĐS nước ngoài mới làm báo cáo tô hồng cho vài phân khúc họ đang làm đại diện tiếp thị, bán hàng.
Theo vị TGĐ này, tại rất nhiều nước khác trên thế giới, các nhà tiếp thị cũng làm báo cáo thị trường BĐS tại Việt Nam đẹp như bức tranh, với nhiều thuận lợi và tiềm năng… điêu không thể diễn tả để mê dụ các nhà đầu tư nước ngoài.
Vị TGĐ này còn cho biết, chính ông đã có một vài chuyến được mời công du cùng nhà tiếp thị ngoại ra nước ngoài để tìm đối tác. Và, ông đã thật sự choáng váng trước những điều tốt đẹp không tưởng mà nhà tiếp thị rót vào tai các nhà đầu tư ở nước ngoài, khi họ chưa có một thông tin nào về thị trường BĐS tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất khôn ngoan và thận trọng khi sử dụng đồng tiền đầu tư của mình. Vì vậy, dù lượng vốn FDI đăng ký đầu tư hàng năm trong lĩnh vực BĐS là rất lớn, nhưng kỳ thực, lượng tiền nhà đầu tư nước ngoài đem đến đầu tư chỉ có giới hạn. Sau đó,  họ thực hiện chiêu thức “lấy mỡ nó rán nó” bằng việc huy động vốn từ nhà đầu tư trong nước để tiếp tục triển khai dự án. Và, thật buồn là thực tế phi lý này đã xảy ra trong nhiều năm liền, với rất nhiều dự án BĐS đình đám và đã được chính các chuyên gia kinh tế trong nước thừa nhận…
Mới đây, trong cuộc trao đổi với ông Trương Thái sơn, Giám đốc Công ty BĐS nội địa có uy tín hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh là Hoàng Quân Group, ông Sơn cũng thừa nhận: Các báo cáo thị trường của Savills hay CBRE mang nhiều yếu tố chủ quan. Và, họ chỉ làm báo cáo để PR, bán sản phẩm tại những dự án họ làm tiếp thị. Và, chỉ nhà đầu tư nước ngoài, những người chưa có thông tin gì về thị trường BĐS Việt Nam thì họ mới tin, trong khi nhiều nhà đầu tư trong nước đã tỉnh táo và… tẩy chay những bảnbáo cáo này!


BĐS nằm dài chờ vốn?

 “Coppy + Paste”  từ báo chí?
Có thể nói, chưa bao giờ việc thông báo các Báo cáo thị trường BĐS của các doanh nghiệp tiếp thị BĐS lại được đông đảo giới báo chí quan tâm như hiện nay. Thế nhưng, đã qua rồi thời kỳ hễ các công ty tiếp thị ra báo cáo thị trường là báo chí thi nhau đưa thông tin báo cáo lên mặt báo.
Phóng viên một tờ báo mạng có tiếng tại Hà Nội cho biết: đã lâu rồi toà soạn báo của chị không đưa thông tin Báo cáo thị trường như một thông tin sốt dẻo nữa. Đặc biệt, sau sự kiện hàng loạt chủ dự án BĐS tại Tp. Hồ Chí Minh khởi kiện một doanh nghiệp tiếp thị liên tục làm báo cáo sai mức giá bán, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp BĐS, chị không còn tin tưởng vào thông tin từ mấy bản báo cáo của các doanh nghiệp tiếp thị này nữa.
Vì vậy, nếu có tham dự họp báo và đưa tin, chị cũng sẽ chọn lựa và cùng đưa tin báo cáo thị trường của mấy doanh nghiệp tiếp thị trong cùng một bài viết. Làm như vậy để độc giả, nhà đầu tư và chính các doanh nghiệp tiếp thị có sự so sánh, đánh giá khách quan. Bởi thực tế, theo nhà báo này, thông tin trong các báo cáo thị trường của các công ty tiếp thị cũng rất khác nhau, thậm chí, vênh nhau đến đáng sợ!
Trong khi đó, phóng viên theo dõi mảng BĐS của một tờ báo giấy có lượng phát hành đứng đầu cả nước thì phàn nàn: Không ít lần đọc báo cáo thị trường BĐS của doanh nghiệp tiếp thị hàng đầu thế giới, anh đã giật mình khi phát hiện nhiều thông tin trong các bài báo của mình đã bị doanh nghiệp tiếp thị làm báo cáo “coppy và paste” trắng trợn trong các báo cáo thị trường.
Dẫu biết việc ai đó trích lại nguồn tin của mình là một điều rất tự hào. Thế nhưng, việc một doanh nghiệp làm báo cáo thị trường định kỳ, uy tín và có vẻ rất chuyên nghiệp lại không tiến hành điều tra thực tế, mà cóp nhặt thông tin báo chí để làm báo cáo lại khiến anh thất vọng không tả nổi.
Và, sau vài lần phát hiện ra sự thực phũ phàng ấy, nhà báo này cho biết: hãn hữu lắm anh mới đọc báo cáo thị trường BĐS của doanh nghiệp tiếp thị, dù thực tế, tháng nào, quý nào và năm nào, anh cũng nhận được rất nhiều giấy mời họp báo để đưa tin ra mắt Báo cáo thị trường BĐS!

[CĐBĐS]-Càng uy tín, doanh nghiệp làm báo cáo BĐS càng… điêu!


Lạy cả nón các loại "báo cáo thị trường BĐS"!
Ngay việc đưa thông tin trong các báo cáo, họ cũng đưa phần lớn thông tin từ các dự án doanh nghiệp đang tiếp thị, bán hàng.
LTS: Thị trường BĐS Việt Nam đang trong thời điểm khó khăn chưa từng thấy từ trước tới nay. Việc thị trường gặp khó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, vẫn còn một nguyên nhân khác đẩy thị trường BĐS Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao: Ấy chính là việc các công ty tiếp thị, quản lý BDS tại Việt Nam đã quá thổi phồng tiềm năng nhiều phân khúc thị trường so với nhu cầu thực tế.
Chúng tôi sẽ đăng tải loạt bài viết mổ sẻ nguyên nhân vì sao các công ty tiếp thị đua nhau làm báo cáo; việc thông tin trong báo cáo có đáng tin tưởng không. Và, những ai chịu tác động và thiệt hại lớn nhất từ các báo cáo thị trường?….
Lâu nay chuyện làm báo cáo thông tin của một công ty hay làm báo cáo trong một lĩnh vực nào đó vẫn khiến nhiều người nghĩ đến việc: người ta đang công khai hoặc minh bạch hoá những thông tin cho công chúng. Và, việc thông tin càng được công khai sẽ càng làm cho thị trường, cho hoạt động của công ty, cho nền kinh tế và các nhà đầu tư đi đúng hướng và tránh được những nguy cơ rủi ro.
Vậy nhưng, có một lĩnh vực ở Việt Nam người ta đang đua nhau làm báo cáo, ấy là báo cáo thị trường BĐS. Song báo cáo BĐS làm ra càng nhiều, nhà đầu tư càng khủng hoảng, mất phương hướng, trong khi thị trường BĐS càng thêm rối và thêm nguy cơ rơi xuống vực sâu!
Tại thị trường BĐS Việt Nam, hiện có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ BĐS. Tuy nhiên, nhắc đến nhà cung cấp dịch vụ BĐS, người ta thường nghĩ ngay đến những tên tuổi không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam, mà họ còn là những tên tuổi lẫy lừng trên thế giới trong lĩnh vực tư vấn và quản lý BĐS: đó là Savills hay CBRE.

Chính vì các công ty này là những thương hiệu lớn nên bất kỳ báo cáo thị trường nào các công ty này đưa ra cũng thu hút đông đảo phóng viên, nhà báo và các nhà kinh doanh, đầu tư BĐS quan tâm, tìm hiểu.
Thế nhưng, dù uy tín và có đội ngũ nhà nghiên cứu giầu kinh nghiệm, những nhà cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới ở Việt Nam cũng đã gặp không khó khăn khi thu thập, thống kế số liệu về thị trường bất động sản tại Việt Nam, nhất là tại thị trường kém minh bạch như Hà Nội.
Băn khoăn khó quyết mua hay không mua?
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 700 sàn giao dịch BĐS. Riêng Hà Nội có hơn 300 sàn. Thế nhưng, ngay cả khi Bộ Xây dựng có chính sách bắt buộc mọi giao dịch BĐS phải qua sàn thì lượng giao dịch qua sàn thực tế vẫn rất ít, chỉ chiếm một phần nhỏ so với  lượng giao dịch ngầm khổng lồ của thị trường.
Trước kia, muốn tìm hiểu về một dự án nào đó, nhà đầu tư không biết tìm thông tin từ đâu. Nhưng  thời điểm hiện tại, khi thị trường khá trầm lắng, để bán được hàng, các chủ dự án bắt buộc phải công bố những thông tin liên quan đến dự án. Song, vì chưa có điều khoản bắt buộc  chủ đầu tư phải công bố những số liệu về dự án nên những thông tin mà chủ dự án đưa ra rất ít, chưa thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Vì  vậy, các công ty tư vấn, quản lý BĐS như  Savills hay CBRE, dù có chuyên nghiệp đến mấy cũng chỉ nắm được một phần thông tin dự án họ được quyền tiếp thị, quản lý. Chứ những số liệu cụ thể về thị trường thì các doanh nghiệp này cũng chưa bao giờ có được thông tin đầy đủ.
Mặt khác, các công ty tư vấn, quản lý làm báo cáo thị trường cũng không hoàn toàn là cơ quan nghiên cứu độc lập. Bởi ngoài tư vấn, họ còn là những doanh nghiệp phân phối, tham gia cùng các doanh nghiệp quản lý dự án, thậm chí làm đại diện trược tiếp bán hàng. Ngay việc đưa thông tin trong các báo cáo, họ cũng đưa phần lớn thông tin từ các dự án doanh nghiệp đang tiếp thị, bán hàng.
Nhự vậy, thông tin nêu trong các báo cáo này không hề đại diện cho toàn cục thị trường. Vì thế, nhiều chuyên gia BĐS vẫn khuyến cáo nhà đầu tư cũng chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo. Còn quyết định mua sản phẩm thì nhà đầu tư phải cân nhắc, tìm hiểu và nghe ngóng từ nhiều nguồn khác nhau nữa.
Vì thế, với cách làm báo cáo và công bố báo báo ngày một nhiều như nhiều công ty quản lý, tiếp thị BĐS đang làm, họ cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là để tiếp thị, bán hàng cho những đơn vị mà các doanh nghiệp này đang làm đại diện!

Càng uy tín, doanh nghiệp làm báo cáo BĐS càng… điêu!

 - Qua các báo cáo được tô vẽ quá nhiều mầu hồng của công ty tiếp thị, các chủ đầu tư liên tục xây thêm TTTM mới để đón xu thế thị trường. Trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ đua nhau đầu tư mong có thể cho thuê kiếm lời đã phải gặt trái đắng, “chôn vốn” mà không biết bao giờ mới có thể rút ra.



<><><>
<><><> 
BĐS căn hộ cao cấp gặp khó vì các báocáo của các công ty tiếp thị BĐS

Trong khi cơ quan Nhà nước còn chưa tìm ra hướng quản lý thị trường BĐS một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp tiếp thị BĐS đua nhau làm báo cáo và định hướng thị trường theo cách của riêng mình. Và, việc liên tục thổi phồng nhu cầu và tiềm năng của nhiều phân khúc thị trường, các báo cáo thị trường BĐS sau khi được tuyên truyền qua các kênh truyền thông đã khiến dư luận có cái nhìn thiếu chân thực về toàn cục thị trường BĐS. Và hậu quả, khi thị trường gặp khó, chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu thông tin cứ đổ xô đầu tư theo tin đồn, theo dự báo của báo cáo thị trường và theo cả tâm lý đám đông là chịu trận.

Tại buổi họp báo ra mắt Trung tâm thương mại (TTTM) lớn nhất miền Bắc Savico Megamall, do công ty quản lý BĐS CBRE Việt Nam tổ chức mới đây, sau màn đọc báo cáo tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực TTTM của nhà tổ chức, đại diện của CBRE đã bị chính những nhà báo được mời đến đưa tin… “phản pháo”.

Cụ thể, có nhà báo (xin được giấu tên) đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tế loại hình TTTM không hề “ngon ăn” và nhiều mầu hồng như báo cáo mà vị đại diện của CBRE đã nêu. Đồng thời, nhà báo này đưa ra dẫn chứng cụ thể các TTTM như Gran Plaza hay The Garden… đang rất vắng khách.

Không bán được hàng, lại chịu mức giá thuê đắt đỏ, nhà bán lẻ đã phải thanh lý hợp đồng với nhà quản lý, dẫn tới việc giá thuê mặt bằng TTTM tại những nơi này phải giảm giá liên tục.

Thực tế, mặt bằng TTTM chỉ đắt khách thuê khi chúng hiện hữu tại các khu trung tâm thành phố. Còn tại các khu vực ngoại vi thì loại hình mặt bằng TTTM vẫn… ế xưng ế xỉa. Bởi, nếu miếng bánh TTTM thực sự ngon ăn thì chủ đầu tư dự án Usilk City mới đây đã không dễ “cho không” hàng chục nghìn mét vuông mặt bằng TTTM cho khách hàng, chỉ để khuyến khích khách hàng trả tiền cho phần tiền họ bắt buộc phải trả vì đã mua căn hộ tại Usilk City!

Thế nhưng, qua các báo cáo được tô vẽ quá nhiều mầu hồng của công ty tiếp thị, các chủ đầu tư liên tục xây thêm TTTM mới để đón xu thế thị trường. Trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ đua nhau đầu tư mong có thể cho thuê kiếm lời đã phải gặt trái đắng, “chôn vốn” mà không biết bao giờ mới có thể rút ra.

Không chỉ quá tô hồng trong những báo cáo thị trường mặt bằng TTTM. Bởi trước kia, các công ty quản lý, tiếp thị, trong các báo cáo thị trường của mình cũng đua nhau thổi phồng nhu cầu về căn hộ cao cấp.

Chẳng hạn, có công ty tiếp thị liên tiếp trong nhiều báo cáo tháng, báo cáo quý và cả báo cáo năm nhấn mạnh chuyện kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục, tầng lớp những người có tiền liên tục tăng kéo theo nhu cầu căn hộ cao cấp vô cùng lớn.

Từ các báo cáo thị trường này, các nhà đầu cơ đổ xô đầu tư mua căn hộ khiến thị trường căn hộ liên tục khan hàng, giá bị đẩy cao chót vót, vượt quá khả năng với cả những người giầu, có thu nhập “khủng” tại Việt Nam. Và, khi lượng căn hộ cao cấp được tung ra thị trường quá nhiều, giá của nó cũng đã quá cao thì quả bóng căn hộ cao cấp bắt đầu xì hơi.

Thế nhưng, đến thừoi điểm này, nhà tiếp thị bán hàng đã kiếm đủ từ phân khúc căn hộ cao cấp, bởi họ đã thành công trong việc làm đại diện bán hàng. Trong khi những nhà đầu tư nhỏ lẻ phải chịu trận, lãnh hậu quả bởi đã bị các loại báo cáo thị trường điêu ngoa làm cho mê hoặc…

Dường như việc làm báo cáo thị truờng để tô hồng cho một phân khúc BĐS nào đó đã trở thành mô típ kinh điển của các công ty tiếp thị bán hàng BĐS. Bởi gần đây, tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp tiếp thị bán hàng lại liên tục làm báo cáo, liên tục tô hồng phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cho nhiều dự án rất long lanh nào đó ở một địa phương xa lắc ở miền Trung. Và, trong bối cảnh thị trường BĐS gặp khó, dòng tiền bị siết chặt, các chủ dự án BĐS lien tục điều chỉnh giá mà không có khách mua thì các đại diện bán hàng BĐS nghỉ dưỡng vẫn liên tục đưa ra những con số bán hàng ấn tượng đến khó tin!?

Và phải chăng, tấn bi kịch đầu tư BĐS nghỉ dưỡng cũng sẽ lại có chung một kết quả giống y chang chuyện nhà đầu tư rót tiền đầu tư vào mua căn hộ cao cấp và mua mặt bằng TTTM, để rồi phải ngậm trái đắng tự trách mình có tiền mà… quá dại!

[CĐBĐS]-Càng uy tín, doanh nghiệp làm báo cáo BĐS càng… điêu!

Lạy cả nón các loại "báo cáo thị trường BĐS"!

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Săn hàng giảm giá thời @

Với những chương trình khuyến mãi hay thanh toán hàng tồn của các doanh nghiệp, người tiêu dùng hiện nay có nhiều cơ hội mua được những thứ mình cần với giá đôi khi chỉ còn một nửa hay thấp hơn. Có một cách để nắm được thông tin bao quát về những món hàng giảm giá là lướt qua các trang web.
Các sản phẩm khuyến mãi, giảm giá luôn là mục tiêu săn đón hầu hết người tiêu dùng, đặc biệt là giới có thu nhập thấp như sinh viên, công nhân. Nắm bắt được tâm lý đó của người tiêu dùng, hiện nay rất nhiều dịch vụ tổng hợp các bản tin giảm giá, khuyến mãi đã xuất hiện, đã tạo ra một thói quen mua sắm mới trong cộng đồng người tiêu dùng: săn hàng giảm giá trực tuyến. Bài viết này xin tổng hợp một số website chuyên tổng hợp các chương trình khuyến mãi đang được ưa chuộng trong cộng đồng mạng thời gian gần đây.
1. Zing Deal (ZD) - http://deal.zing.vn/
ZD là một trong những website của Công ty VNG, chuyên cung cấp dịch vụ mua sắm độc đáo và là cầu nối cho các nhà cung cấp đến khách hàng với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Với ZD, việc mua sắm của bạn sẽ hết sức dễ dàng, tiết kiệm và chi phí tiết kiệm được có thể đến 90% giá cả của sản phẩm. Để sử dụng được ZD bạn chỉ việc truy cập vào địa chỉ http://deal.zing.vn/, đăng ký mua Deal (các sản phẩm hay dịch vụ ưu đãi giá) bằng tài khoản ZingID, nếu chưa có ZingID bạn có thể đăng ký tại http://deal.zing.vn/users/ register. Sau khi đăng nhập thành công bạn chỉ việc chọn Deal Hôm Nay, chọn Deal phù hợp với bạn, bấm vào nút Mua, chọn số lượng cần mua, hình thức thanh toán. Xong, bạn bấm Hoàn tất đơn hàng để gửi thông tin mua Deal. Ngoài việc mua Deal cho riêng bạn, ZD còn cho phép bạn gửi tặng Deal cho bạn bè, người thân. Để gửi tặng bạn chỉ việc bấm chọn liên kết Tặng phiếu Zing Deal này cho bạn bè, nhập vào những thông tin được yêu cầu rồi bấm Hoàn tất đơn hàng. ZD sẽ dựa trên hình thức thanh toán bạn chọn mà quyết định cách thức gửi voucher cho bạn.
2. Mua Chung (MC) - http://www.muachung.vn/
Tương tự như ZD, MC cũng là một hướng phát triển mới của Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam - VC Corp. Số lượng các mặt hàng, dịch vụ ưu đãi giá trên MC là khá nhiều, tuy nhiên MC chỉ hỗ trợ cho các khách hàng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang... Đối với MC bạn vẫn có thể mua được các dịch vụ, các món ăn giảm giá ngay cả khi bạn chưa là thành viên.
Chỉ việc bấm vào nút MuaNgay, chọn phương thức thanh toán và nhập vào thông tin cần thiết là có thể sở hữu được voucher giá rẻ trong vòng 1 đến 2 ngày sau. Tuy nhiên, bạn nên đăng ký tài khoản khi mua hàng trên MC để được tặng Gold - điểm tích lũy dùng mua hàng để có thể tham gia quay số trúng thưởng sau này.
3. Khuyến Mãi Vàng (KMV) - http://khuyenmaivang.vn/KMV, một trong những website trực thuộc Công Ty TNHH Truyền thông số, ra đời với tiêu chí mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm - dịch vụ khuyến mãi có ưu đãi hấp dẫn nhất, đồng thời cũng mang đến cho cá nhân, doanh nghiệp một giải pháp mới để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Các dịch vụ được cung cấp ở đây hầu hết là thiên về ăn uống, giải trí, nên nếu là người thích đi karaoke, massage... thì KMV sẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn. Để mua được các dịch vụ trên KMV các bạn xem hướng dẫn chi tiết tại http://khuyenmaivang.vn/huong-dan-mua-hang.html.
4. Nhóm Mua (NM) - http://www.nhommua.com/
NM là một công ty của DiaDiem.com, thuộc top 100 các công ty chuyên về web tại Việt Nam. Mục tiêu của NM là mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt, giảm giá lên đến 90% cho các thành viên của NM và chủ yếu là cho cộng đồng người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các sản phẩm, dịch vụ ở đây cũng đa dạng không kém so với các dịch vụ đã nêu ở phần trên. Quy trình mua hàng trên NM cũng tương tự như các dịch vụ trên, bạn có thể xem thêm thông tin về NM tại http://www.nhommua.com/TroGiup.aspx http://www.nhommua.com/TroGiup.aspx.
5. Thông tin thêm
- Giao voucher tận nhà: tất cả các website đã giới thiệu đều hỗ trợ dịch vụ giao voucher tận nơi bạn ở, và tùy theo độ dài đường đi và giá trị của voucher mà bạn sẽ được miễn phí hoặc phải trả một phần nhỏ phí vận chuyển.
- Trúng thưởng: ngoài việc giới thiệu cho người tiêu dùng các chương trình khuyến mãi giảm giá, các trang trên còn thường xuyên tổ chức những chương trình bốc thăm hoặc dự đoán trúng thưởng. Giải thưởng là sản phẩm hoặc dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng với giá thấp nhất, hoặc thậm chí nếu may mắn bạn cũng có thể sẽ được miễn phí hoàn toàn.
- Nhận bản tin mới: nếu không muốn phải nhớ hết tất cả các địa chỉ trên, bạn có thể đăng ký nhận email thông báo mỗi khi có sản phẩm hay dịch vụ mới. Chỉ cần một lần đăng ký trên tất cả các website thì sau này, bạn chỉ việc mở mail lên là đã có ngay thông tin mình cần, rất tiện lợi. Để đăng ký nhận bản tin, bạn truy cập vào các địa chỉ trên, bấm chọn mục Nhận Giá tốt qua Email, Nhập Email để nhận giá tốt mỗi ngày hoặc Nhận Deal Mới sau đó điền địa chỉ email của bạn, cuối cùng, chờ nhận email kích hoạt từ nhà cung cấp là xong.

cbi.dll chinese for Kaspersky internet security 2012 12.0.0.374

For KIS 2012 12.0.0.374

Unlock điện thoại bằng card màn hình

Những người tìm mua là ai? Họ là những nhân viên/ cty/ cửa hàng điện thoại và họ mua card không phải để chơi Game giải trí. Họ sử dụng máy tính với card đồ họa mạnh, tận dụng năng lục tính toán của riêng GPU để unlock điện thoại, thời gian làm xong một máy có thể dao động nhiều ngày tùy theo mức độ mạnh yếu của card hình, các thành phần khác trong máy không quan trọng nên một vài người có thể bật cười khi họ lắp 2 con HD5970 vào máy với 1 con CPU Dual core rẻ tiền.

Tại sao lại là HD5870, HD5970? Đơn giản vì người viết phần mềm unlock này chỉ cho chạy với dòng card HD5000 là chủ yếu, HD6000 và các card Nvidia 400/500 Series đều không chạy được. Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ anh viết phần mềm này củ chuối thật, card mới mạnh hơn, giá tốt có rất nhiều lại không viết phần mềm cho nó, lại đi viết cho toàn card đời cũ hết hàng trên thị trường.
Mới đầu tôi cũng nghĩ vậy nhưng sau khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phần mềm mới biết mục đích của người làm: HD5000 có lượng Stream Processing Units (SPU) cực kỳ lớn và phần mềm của họ cần cái này (xem bằng GPU-Z thì chính là số Shaders), SPU càng lớn thì tốc độ unlock càng nhanh. Để tiện hơn tôi thống kê số SPU của một số card:
• HD5830 có 1120 SPU
• HD5850 có 1440 SPU
• HD5870 có 1600 SPU
• HD5970 có 1600x2 SPU
• HD6870 có 1120 SPU
• HD6970 có 1536 SPU
• HD6950 giảm 1408 SPU
• 480GTX, 570GTX chỉ có 480 SPU
• 580GTX cũng mới có 512SPU
Như vậy Card của Nvidia bị loại đầu tiên, HD6000 nếu so về số SPU thì con vua đơn nhân của AMD là HD6970 vẫn còn kém HD5870 một chút trong khi giá cao hơn. Đó là lý do vì sao người viết phần mềm chỉ tập trung vào HD5000 với mạnh nhất là HD5970 là sự kết hợp của 2 con HD5870.
(HD5870 – HD5850 cũng được tận dụng với các thiết lập chạy CrossFire)

Để unlock 1 chiếc phone thì card hình cần giải trong khoảng 10.000 thuật toán và khả năng card hình hoàn thành mỗi thuật toán tính theo giây. Ví dụ: máy dùng 1 con HD5870 và nó giải 1 thuật toán mất 100 giây => unlock xong mất 100x10.000 = 1.000.000 giây.
Tính ra số ngày hoàn thành là: 1.000.000 chia 60( ra số phút), chia 60(ra số giờ), chia 24 (ra số ngày) = ~ 11.574 ngày ^^ . Vì thế người ta mới cần tới CF HD5870, HD5970, thậm chí 2 con HD5970 luôn để giảm số ngày chờ xuống thấp nhất.

Mặc dù số SPU của HD6000 ít hơn HD5000 nhưng theo tôi thấy vẫn còn rất đáng kể, có thể một lúc nào đó người viết phần mềm unlock kia sẽ update thêm để giảm bớt tình trạng khan hiếm HD5000 khi mà người làm điện thoại không thể tìm được chúng trên thị trường nữa. Nếu bạn có máu liều thì cứ thử găm hàng HD6990 để về sau chờ update thì bán ra ^^

Quay lại thị trường VGA giành cho game thủ, tạm thời quên đi cơn sốt HD5870-HD5970 hài hước kia, mối quan tâm của chúng ta bây giờ là HD6950, HD6970, HD6990 của quân đoàn đỏ AMD và 570GTX, 580GTX, 590GTX của quân đoàn xanh Nvidia.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ thử nghiệm sức mạnh của những card đơn nhân, còn HD6990 vs 590GTX sẽ được đề cập trong một bài viết khác (giờ tôi chưa có trong tay ^^)

P.S : ít có bài viết chính thức nào nói chi tiết về điều này do có lẽ do phần mềm unlock này phải mua bằng tiền
Update:dùng để unlock thế hệ điện thoại sl3 (do có lẽ mã hóa phức tạp hơn chăng)

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Điểm mặt top 10 điện thoại nguy hiểm nhất


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây cho biết mức độ phóng xạ được thải ra từ máy điện thoại di động có thể “gây ưng thư”.  Phát hiện mới này đưa điện thoại di động vào danh sách các chất độc, trong đó có DDT và khói xe.
BlackBerrys và iPhonekhông nằm trong danh sách điện thoại có mức độ phóng xạ cao. Tỉ lệ SAR ở điện thoại iPhone là 1.17  - 1.18. Các mẫu điện thoại cũ của BlackBerrys có mức SAR cao hơn các mẫu điện thoại mới.
Điện thoại Motorola có nhiều mẫu nằm trong danh sách điện thoại có mức phóng xạ cao, trong khi Samsung có nhiều mẫu nằm trong danh sách có mức phóng xạ thấp nhất.
Khối lượng phóng xạ mà cơ thể hấp thụ từ điện thoại di động được đo theo tỉ lệ hấp thụ đặc biệt, gọi tắt là SAR. Một chiếc điện thoại di động ở Mỹ phải có tỉ lệ SAR nhỏ hơn 1,6  - được coi là “sạch” phóng xạ.
Chẳng hạn như: Motorola Atrix (AT&T) -- 1.47 SAR, nghĩa là máy điện thoại Motorola Atrix, dùng mạng di động AT&T, có lượng phóng xạ là 1,47 SAR.

Dưới đây là danh sách điện thoại có mức phóng xạ cao nhất và thấp nhất
 
10 điện thoại có mức phóng xạ cao nhất:


10. Motorola Atrix (AT&T-pictured) -- 1.47 SAR
9. HTC Desire (U.S. Cellular) – 1.48 SAR
7. Motorola Droid 2 (Verizon) và Motorola Droid (Verizon) – 1.47 SAR
6. Motorola Defy (T-Mobile) – 1.52 SAR
5. Nokia Astound/C7 (T-Mobile) – 1.53 SAR
4. Sony Ericsson X10 Mini Pro – 1.55 SAR
3. Sony Ericsson Satio – 1.56 SAR
2. Motorola Droid 2 Global (Verizon) – 1.58 SAR
1. Motorola Bravo (AT&T) – 1.59 SAR

10 điện thoại có mức phóng xạ thấp nhất:
10. HTC Imagio (Verizon) – 0.498 SAR
9. Motorola Devour (Verizon) – 0.45 SAR
8. HTC Surround (AT&T) – 0.439 SAR
7. Samsung Captivate (AT&T) – 0.42 SAR
6. LG Quantum (AT&T) – 0.35 SAR
5. Huawei Ideos X5  và Samsung Sidekick 4G (T-Mobile) – 0.34 SAR
3. Samsung Replenish (Sprint) – 0.3 SAR
2. Samsung Acclaim (U.S. Cellular) – 0.29 SAR
1. Samsung Infuse 4G (AT&T-pictured) – 0.2 SAR

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

[TTDD] -Số phận bong bóng BĐS phụ thuộc giới tài phiệt


Bong bóng bất động sản (BĐS) và khả năng tan vỡ của nó không chỉ là nội hàm quy luật vận động kinh tế mà còn phụ thuộc vào ý chí con người - giới tài phiệt BĐS. Xét từ mục đích thiết thân của giới tài phiệt này, 2011-2012 sẽ khó xảy ra chuyện nổ hay vỡ của thị trường BĐS Việt Nam.
Những dấu hiệu vỡ 'bóng' đầu tiên
Trong thực tế, điều mà ai cũng có thể nhận thấy là hiện tượng bong bóng BĐS đã được hình thành từ lâu ở nước ta. Đó là sự cách biệt qua lớn giữa mặt bằng giá cả nhà đất và mặt bằng thu nhập của người dân - không phải 10% hay 20% số người có thu nhập cao nhất mà phải kể đến 80% số người còn lại có mức thu nhập trung bình hoặc rất khiêm tốn.
Sau đợt sốt BĐS năm 2007 trên diện rộng toàn quốc đã đẩy giá đất tăng gấp gần ba lần và giá căn hộ cao cấp tăng gấp đôi, từ thời điểm đó đến nay, giá vàng cũng tăng gần ba lần và tạo nên một tỷ lệ trượt giá rất lớn so với mức thu nhập bình quân của người dân. Với sự chênh biệt quá lớn đó, cho dù GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có tăng mạnh trong những năm qua thì cũng không giải được bài toán cân bằng thu nhập và giá cả.
Còn với đợt tăng 2009-2011, thị trường BĐS Hà Nội đã thực sự tạo ra một bong bóng còn lớn hơn cả bong bóng năm 2007. Bong bóng này, cùng với khoảng thời gian tăng trưởng liên tục gần hai mươi năm qua, đã cho thấy những điều lo ngại của một số chuyên gia, trong đó có cả chuyên gia nước ngoài, về việc bong bóng BĐS có thể vỡ trong những năm tới là có cơ sở và có thể xảy ra.
Cũng cần chú ý, hai mươi năm cũng thường được xem là khoảng thời gian có tính chu kỳ tăng trưởng của một số quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ. Sau chu kỳ tăng trưởng liên tục này, nền kinh tế tất yếu phải có khoảng chững lại, theo đó các thị trường chứng khoán và thị trường BĐS phải có một đợt sụt giảm rất mạnh (có thể tham khảo những đợt điều chỉnh giảm của thị trường chứng khoán Mỹ vào các năm 1987, 2002 và 2008).
Mặt khác, tỷ lệ gần 70% số người mua nhà đất trên cả hai miền Bắc và Nam thuộc về giới đầu tư, đầu cơ cũng cho thấy sự tăng trưởng của thị trường BĐS là thiếu bền vững, khiến thị trường này có thể chịu biến động suy giảm mạnh vào bất cứ lúc nào các điều kiện kinh tế không còn ủng hộ cho đà đi lên của giá nhà đất.
Có một trường phái ủng hộ cho khả năng bong bóng BĐS chỉ có thể bị vỡ sau hàng chục năm nữa, có nghĩa là trong những năm tới, mặt bằng thu nhập của người dân sẽ tiếp tục được nâng lên, cùng với nhu cầu ở của người dân Hà Nội và của cả người dân các tỉnh quanh Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì sức cầu ổn định đối với nguồn cung còn hạn chế.
Nhưng nói gì thì nói, cần thừa nhận thực trạng gần 50.000 căn hộ, trong đó có gần 80% thuộc về căn hộ trung cấp và cao cấp đang bị tồn đọng trên địa bàn Hà Nội. Khác hẳn với TP.HCM hay Đà Nẵng, giá căn hộ trung cấp ở Hà Nội có thể tương đương với giá căn hộ cao cấp ở TP.HCM, còn giá căn hộ trung cấp ở TP.HCM lại chỉ bằng giá căn hộ dành cho người có thu nhập trung bình thấp ở Hà Nội.
Sự bung ra của quá nhiều dự án căn hộ cao cấp trong thời gian này và có thể cả trong vài ba năm tới (con số dự kiến bung hàng trong những năm tới có thể còn thêm khoảng 70.000 căn hộ nữa) đang khiến cho thị trường BĐS Hà Nội dường như chịu "ngập lụt" về nguồn cung. Suốt mấy tháng qua, người ta đã có thể đánh giá được sức cầu thực chất thông qua việc xem xét các hình thức khuyến mãi, giảm giá nhưng hầu như không mang lại hiệu quả của các giới chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp ở Hà Nội.
Với thực tế khó khăn ấy, triển vọng của căn hộ cao cấp sẽ ra sao nếu nguồn cung cứ tiếp tục tăng lên? Cũng đáng nói thêm là con số 235.000 tỷ đồng nợ vay ngân hàng của các dự án BĐS đa phần tập trung cho loại hình đầu tư nhà ở. Trong điều kiện bình thường khi nền kinh tế tuy khó khăn nhưng vẫn trụ được, con số này vẫn có khả năng được "tiêu hóa".
Nhưng nếu điều kiện kinh tế bất ngờ xấu đi, Việt Nam chịu tác động tiêu cực của suy thoái lần thứ hai của thế giới, liệu giới chủ đầu tu dự án căn hộ cao cấp có tiếp tục chịu được sức ép thanh toán nợ cho ngân hàng? Hay họ sẽ buông xuôi, khiến cho giá căn hộ cao cấp sẽ lao dốc thê thảm, còn các ngân hàng thì phải ôm một khối tài sản siết nợ như họ đã từng làm vào các thời kỳ đóng băng 2002-2005 và 2008?
<>
<>
Một số chuyên gia nhận đinh, thị trường BĐS ở VN đang giống như một quả bóng bị bơm căng.
 
Sau thời kỳ sốt nóng đất nền, hiện tượng người dân đang hướng vào phân khúc nhà ở bình dân có giá trung bình dưới 2 tỷ đồng và loại nhà phố có giá dưới 3 tỷ đồng cũng cho thấy nhu cầu tìm đến giá trị sử dụng đang lan tỏa. Điều này càng củng cố cho những dự cảm về khả năng bong bóng đất nền và căn hộ cao cấp đã bị thổi lên quá cao, vượt hẳn sức mua thực tế của người dân. Đó cũng là lý do tại sao hai phân khúc đất nền và căn hộ cao cấp, kể cả căn hộ trung cấp tại Hà Nội trong thời gian qua gần như bị đóng băng về giao dịch, riêng đất nền bị giảm giá khá mạnh.
Nếu lịch sử sẽ diễn ra theo đúng quy trình phục hồi - hưng thịnh - suy giảm, có thể lấy tháng 5/2011 là mốc thời điểm bắt đầu những dấu hiệu đầu tiên cho sự tan vỡ bong bóng BĐS tại Hà Nội.
Bong bóng BĐS: bình thường và bất thường
Trong tình trạng mất cân đối rõ rệt về cung - cầu, sự cảnh báo về nguy cơ tan vỡ của bong bóng BĐS là rất đáng chú ý. Tuy vậy, có những chiều kích khác nhau cùng tồn tại trong những thông tin cảnh báo.
Lấy mốc từ năm 2009 đến nay, xét theo khu vực, bong bóng BĐS đang tồn tại chủ yếu ở Hà Nội và Đà Nẵng - hai địa chỉ đã rơi vào chu kỳ tăng nóng và lệch hẳn với sức mua thực tế của người tiêu dùng. Còn với TP.HCM, mặt bằng giá đất nền và căn hộ chỉ bằng 1/2-1/3 mặt bằng giá của phân khúc tương tự với vị trí tương đương ở Hà Nội. Tại những tỉnh lân cận của TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, những nơi mà nhà đầu tư Hà Nội đã âm thầm gom đất nền từ đầu năm 2010, mặt bằng giá đất nền và căn hộ càng thấp hơn hẳn so với Hà Nội.
Vì vậy trong bối cảnh các điều kiện kinh tế còn tương đối bình thường, mặt bằng giá đất nền và căn hộ khu vực phía Nam có thể được coi là khá ổn định, ít có khả năng dao động xuống. Trong trường hợp xuất hiện tác động đột ngột từ lực cầu đầu cơ, trong đó có tác động đáng kể của dòng tiền nóng từ các nhà đầu cơ phía Bắc, rất có thể mặt bằng giá đất nền của khu vực phía Nam sẽ từ vùng đáy mà tăng lên. Do vậy, bong bóng BĐS chưa hình thành rõ nét tại khu vực phía Nam.
Nhưng với thị trường BĐS Hà Nội, một động thái khác thường xuất hiện trong thời gian gần đây là cùng với những cảnh báo có tính cách nghiên cứu về hiện tượng bong bóng BĐS có thể vỡ, dường như cũng đang hiện ra những lời cảnh báo cảnh báo gây sốc trong một số bài báo, quá nhấn mạnh về nguy cơ vỡ bong bóng BĐS, nhưng sự nhấn mạnh này lại thiên về cảm tính trong khi thiếu hẳn chất phân  tích chuyên sâu.
Sự "lệch pha" đó không khỏi khiến dư luận có cảm giác là có một động thái tiềm ẩn đứng phía sau những lời cảnh báo có vẻ như đầy tính tránh nhiệm đó. Cũng xin hãy nhớ lại, trong suốt thời kỳ tăng nóng của đất nền tại Hà Nội từ giữa năm 2009 đến cuối năm 2010, rất ít cảnh báo về "vỡ bong bóng BĐS" được nêu ra, mặc dù trong thực tế bong bóng này đã hình thành từ nhiều năm nay.
Hệ lụy của sự cảnh báo về nguy cơ vỡ bong bóng BĐS càng khiến cho giới đầu cơ thứ cấp, nhất là những người chịu áp lực trả nợ ngân hàng, kể cả những người mua đầu tư dài hạn, càng nôn nóng và dẫn tới thái độ bán tháo tài sản của họ. Giá đất nền và căn hộ cao cấp vì thế sẽ càng giảm hơn trong thời gian tới. Một khi mặt bằng giá hai phân khúc này hạ đều, có thể đến 30-35% đối với đất nền và 20% đối với phân khúc căn hộ, khi đó sẽ tự nhiên xuất hiện nguồn cầu của giới đầu cơ nhằm gom hàng.
Từ động thái ấy, có thể thấy cái gọi là "nguy cơ vỡ bong bóng BĐS" chỉ đang hiện diện có một nửa ý nghĩa của nó. Nửa đầu tiên mang sắc thái tâm lý, thuộc về giới đầu cơ, những người mong ngóng đánh xuống giá nhà đất đến một mức độ dủ sâu để mua vào trục lợi. Nửa còn lại, như nhận dịnh của một chuyên gia nước ngoài, có lẽ phải chờ đến năm 2012 thì mặt bằng giá nhà đất Hà Nội mới có thể thực sự bước vào đợt giảm mạnh và nguy cơ vỡ bong bóng BĐS mới thực sự hiện hữu.
Còn ngay giờ đây và trong nửa cuối năm 2011, với tác động và kỳ vọng của giới đầu cơ, có thể nhìn thấy triển vọng không đến nỗi tệ của thị trường BĐS Hà Nội. Hiện tượng sốt cục bộ đất nền dự án và đất thổ cư vẫn có thể tiếp tục diễn ra tại một số trục giao thông hoặc khu vực chịu tác động của quy hoạch mới. Đánh xuống để đánh lên và tạo những đợt sóng nhấp nhô là đặc thù của hoạt động đầu cơ.
Hoạt động đầu cơ đó cũng còn nhằm giải quyết một mục tiêu tối quan trọng khác là xả hàng của giới đầu cơ thứ cấp và giới đầu tư thứ cấp của thứ cấp. Chừng nào hàng vẫn còn tồn trong kho, sóng đầu cơ vẫn còn tiếp diễn và bong bóng BĐS chưa thể vỡ được (hay chưa thể được "cho vỡ"). Có lẽ cũng vì thế mà giới đầu cơ BĐS ở Trung Quốc vẫn khá ung dung trước những động thái siết tín dụng và quy định khắt khe về hoạt động đầu tư nhà đất tại nước này. Một minh chứng cho tâm thế đó là độ sụt giảm của thị trường BĐS so với thị trường chứng khoán tại Trung Quốc là không đáng kể trong nửa năm qua.
Bong bóng BĐS và khả năng tan vỡ của nó không chỉ là nội hàm của quy luật vận động kinh tế mà còn phụ thuộc đáng kể vào ý chí của con người - giới tài phiệt BĐS. Xét từ mục đích thiết thân của giới tài phiệt này, có thể trong nửa cuối năm 2011 này và cả nửa đầu năm 2012 tới sẽ chẳng thể xảy ra chuyện nổ hay vỡ của thị trường BĐS Việt Nam.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

[CTT]-Chuyện nghề ly kỳ của "gái bao @"


Những cô "gái bao" kiểu mới này làm việc xuyên lục địa. Họ thu được rất nhiều tiền từ đàn ông nhưng cũng dễ gặp "tai nạn nghề nghiệp".

Vừa trở về sau “chuyến công tác” 18 ngày tới Mỹ, hai tuần sau, cô lại tiếp tục nhận nhiệm vụ một tuần tới Ả Rập Saudi. Khi không có khách, cô gái Singapore gốc Trung Quốc, 26 tuổi này làm việc bán thời gian như một nhân viên vật lý trị liệu tại một spa trong khách sạn. Đôi lúc, cô cũng nhận lời làm người mẫu ảnh cho các tạp chí phụ nữ và phong cách sống.

Nhưng Uma, “tên lóng” của cô, thích công việc mà cô vẫn gọi là “người hộ tống” hơn tất cả. Bởi Uma thú nhận: “Tôi vừa được đi đây đó, vừa có thể kiếm nhiều tiền từ việc làm này”.

'Đi khách' như đi du lịch

Dù với ngoại hình cao ráo, quyến rũ, Uma có thể dễ dàng trở thành tiếp viên hàng không hay làm người mẫu chuyên nghiệp nhưng cô lại chọn con đường ngắn nhất để trở nên giàu có. Chỉ một ví dụ nhỏ cũng có thể thấy điều đó, như chuyến đi tới Mỹ vừa rồi, Uma được trả 21.000 USD tiền mặt sau khi trừ phần trăm cho công ty môi giới và gần 10.000 USD chi phí shopping.

Với công việc “gái bao” của mình, Uma đã được đi tới nhiều nơi trên thế giới, từ Paris, London, Vancouver, Toronto, Bỉ, Las Vegas, Los Angeles, New York, Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến Hong Kong.

Thông thường, cô nhận được trung bình bốn hợp đồng trong nước một tuần. Họ có thể yêu cầu cô phục vụ một vài giờ mỗi ngày, ít nhất trong đó có một người là khách quen. Uma cho hay, “người hộ tống” đóng một vai trò khá quan trọng. Khách hàng thuê các cô gái đi cùng để giao tiếp trong công việc kinh doanh, có khi họ phải đóng vai trò phiên dịch hay thậm chí là trợ lý riêng. Đối với những khách hàng nước ngoài, khi công ty môi giới đã xác minh được nhân thân của khách thì những cô gái như Uma phải một mình lên đường.
Ngoài công việc là 'gái bao', Uma còn làm người mẫu.
Uma, người đã có bằng quản trị kinh doanh, dự định sẽ mở một công ty trực tuyến về ngành thời trang khi “về hưu” trong khoảng hai năm nữa. “Công việc mà tôi đang làm thuộc về ngành công nghiệp thực tế, và ở đây cũng có giới hạn của nghề nghiệp”, cô nói.

Vì vậy, Uma đã dành dụm một nửa số tiền mình kiếm được để trang trải cho cuộc sống sau khi giải nghệ. Bên cạnh các hợp đồng nước ngoài, thu nhập trung bình hàng tháng từ các đơn đặt hàng khác của cô có thể lên tới 10.000 USD, gấp nhiều lần số tiền 1.000 USD cô kiếm được khi làm nhân viên trị liệu.

Tuy nhiên, mẹ của cô, một phụ nữ làm nội trợ, không biết đến công việc thực sự của con gái mình. Cha cô bỏ đi khi cô mới 9 tuổi, còn em trai 21 tuổi bị thiểu năng trí tuệ. “Mẹ cần tôi giúp đỡ để chăm sóc em trai. Nhiều lúc rất khó khăn cho bà khi nó lên cơn giận dữ và tấn công người lạ. Đối với tôi, đó chỉ là một công việc, tôi không làm gì sai trái hay phi đạo đức. Tôi thường không chấp nhận quan hệ tình dục với khách hàng, vì vậy công việc của tôi hoàn toàn trong sạch”, cô tâm sự.

Cũng có quan điểm “trong sạch” như Uma, Pond, đã hành nghề được ba năm, có chứng chỉ thư ký riêng. Cô kiếm được 1.500 USD mỗi tháng với công việc của một nhân viên bán hàng điện tử nhưng số tiền này không đủ đáp ứng sở thích đi du lịch và mua sắm hàng hiệu của cô. Pond cho biết, không cần đến những khoản "dịch vụ thêm”, cô cũng có thể dễ dàng kiếm 4.000 USD một tháng. Con số này có thể tăng gấp đôi trong mùa cao điểm như khi có một sự kiện lớn hay trong các dịp lễ hội.

Đối với những cô gái đồng ý quan hệ tình dục thì những khách hàng của họ, cả trong và ngoài nước, đều đề nghị giấu tên. Ví dụ như Ling, 30 tuổi: “Tình dục là một thỏa thuận 'dưới gầm bàn', bên ngoài các điều khoản của công ty”.

Tuy nhiên, thời gian là một thứ không có lợi đối với Ling hiện nay. Cô đã làm “người hộ tống” tự do được hơn 6 năm. Ling nói: “Trước đây, tôi thường có một chuyến công tác nước ngoài mỗi hai tháng nhưng năm nay tôi chỉ có một hợp đồng”. Đó là chuyến đi 5 ngày tới Đức cùng một doanh nhân Singapore gốc Trung. Cô được chọn bởi có thể giao tiếp bằng tiếng Đức và tiếng Anh.

Khách hàng của cô đã ký được hợp đồng trị giá hàng triệu USD. “Ông ấy rất vui, vì vậy đã cho tôi một phong bì cảm ơn hơn 3.000 USD, cộng thêm tiền công thỏa thuận trong hợp đồng là 10.000 USD”, Ling nói.

Những “gái bao” đi khách nước ngoài thường không ở chung phòng với khách hàng, trừ một số người có thỏa thuận ngoài hợp đồng như đồng ý quan hệ tình dục. Cả Uma và Ling đều cho biết một số khách hàng còn yêu cầu họ đến nơi làm việc một cách tách biệt để được tự do.

“Đôi khi, phụ thuộc vào số ngày làm thỏa thuận, chúng tôi có thể đến muộn hơn và về sớm hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những khoảng thời gian rảnh rỗi, đó là khi tôi được thực sự tận hưởng và làm những gì mình muốn”, Uma cho biết.
Những rủi ro luôn rình rập các cô gái làm nghề 'hộ tống'.
Cái giá phải trả
Tuy nhiên, công việc này không phải lúc nào cũng toàn hoa hồng mà cũng đầy rẫy hiểm nguy. Như trường hợp của một người phụ nữ Hong Kong mới đây, cô Di Di, 36 tuổi, được một người đàn ông Singapore hứa trả 30.000 USD cho ba ngày phục vụ. Nhưng cuối cùng, người khách này biến mất sau khi quan hệ tình dục với cô mà không trả một đồng nào. Tồi tệ hơn, cả hai đã xảy ra ẩu đả và người tổn thương là cô Di Di.

Dù cho rằng mình khá may mắn khi chưa gặp phải trường hợp như trên nhưng Uma cũng đã nghe nhiều vụ việc rủi ro của những người khác. “Sự an toàn còn phụ thuộc vào việc bạn có được đảm bảo hay không”, Uma nói, ám chỉ các công ty môi giới mà cô hợp tác.

Uma cho biết: “Là người hộ tống, chúng tôi không biết khách hàng của mình là ai cho đến khi được phép gặp mặt. Quản lý của chúng tôi là những người duy nhất được gặp họ, ký hợp đồng và gửi chúng tôi đến”.

Trong khi một số “gái bao” nhận các hợp đồng cá nhân thì Uma chọn cách để công ty môi giới nhận các cuộc hẹn cho mình. Điều này có nghĩa là cô sẽ phải mất 40% chiết khấu vào tiền công. “Tôi không muốn mạo hiểm và tôi còn làm việc ở spa nên cũng không thuận tiện để nhận điện thoại trực tiếp của khách hàng”, Uma nói.

Uma kể rằng cô có một người “chị em” đã bị khách hàng lạm dụng tình dục dã man và phải nhập viện. Kết cục là công ty môi giới phải đứng ra tiến hành thỏa thuận cá nhân để tìm kiếm sự bồi thường cho cô gái. Thậm chí, có một số người còn bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục khi “đi khách”.

Uma còn tâm sự thêm: “Đây là một thế giới thực, vì vậy việc khách hàng có tình cảm với cô gái hộ tống mình là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dù không chấp nhận quan hệ tình dục nhưng tôi cũng từng có cảm tình với khách hàng và đồng ý quan hệ an toàn một đêm với người đó”.

Do đặc thù công việc, Uma cho hay cô khó có thể ổn định cuộc sống. Những mối quan hệ tình cảm trước đây đều tan vỡ khi cô thú nhận công việc của mình. “Không một ai trong số bạn trai chấp nhận việc tôi làm. Và tôi chấp nhận điều đó. Nhưng tôi muốn nghe trực tiếp từ người đàn ông đó chứ không phải nghe qua người khác. Và tất nhiên, công việc gì cũng có cái giá phải trả”, Uma chia sẻ.